Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 3: Nghệ thuật)

Tác giả: GS. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng

Số lượng còn: 0


Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 3: Nghệ thuật)

Tác giả: GS. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng

Số lượng còn: 0


Nội dung giới thiệu

Nghệ thuật là phạm trù rộng. Tập III Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đề cập đến một số mặt chủ yếu nhất, tiêu biểu nhất với hi vọng lần in sau sẽ bổ sung phần thiếu qua ý kiến của các nhà hoạt động nghệ thuật và của đông đảo bạn đọc.

Từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nghệ thuật Thành phố tiến thêm một bước. Nó thừa kế ngoài vốn cổ, cả một giai đoạn đấu tranh cách mạng ác liệt kéo dài những năm 30, trong đó, nhiều hình thái cũng biểu hiện: vùng địch kiểm soát, cái gọi là nghệ thuật chính thống thực sự bị cô lập trước hình thái nghệ thuật chiến đấu ở các mức và dạng khác nhau và nghệ thuật quần chúng, kể cả chuyên nghiệp và không chuyên, trên các lĩnh vực sân khấu, ca hát, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh… đồng thời tác động của nghệ thuật cách mạng từ chiến khu, miền bắc các nước xã hội chủ nghĩa, của nghệ thuật thế giới len lỏi vào, thậm chí cả trong tù, lực lượng ấy rất hùng hậu nhưng trường phái rất phong phú. Cũng sau giải phóng, thành phố thêm các bộ môn xiếc, múa rối, kịch câm, gần đây sân khấu ngoài trời, nhất là việc trình diễn ở các khu văn hóa đã cải tiến, mở rộng và nâng cao rõ rệt. Hoạt động sau cùng này lần lần đóng vai trò lớn, bổ sung cho sân khấu trong nhà, các thính phòng, đã lôi cuốn hàng nghìn, hàng vạn các lứa tuổi, chủ yếu là lớp trẻ, các sinh hoạt nghệ thuật - vừa thưởng thức vừa tham gia làm nghệ thuật.

Cần lưu ý vai trò của khoa học kỹ thuật trong hoạt động nghệ thuật. Ngày nay, truyền hình và video lấn sân khấu, lấn cả điện ảnh màn hình lớn. Đó là điều bình thường, nó thách thức sân khấu và điện ảnh theo hình thức cũ phải vươn lên đạt chất lượng cao mới thu hút được người xem. Ta không nên theo lối Tú Xương, chửi “sâm banh, sữa bò”, chửi chữ Quốc ngữ, mà vấn đề chất lượng và chấp nhận những đổi thay về phương diện truyền bá. Tính dân tộc và hiện đại phải được sử lý thích hợp; chúng ta tôn trọng tính hiệu quả chứ không khăng khăng với hình thức thể hiện nếu hình thức nào đó vẫn không thoát ly đến mức chỏi lại cảm quan nghệ thuật của chúng ta - người Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đủ điều kiện - chúng ta không hề cường điệu - để trở nên một trung tâm nghệ thuật phù hợp với yêu cầu đổi mới đất nước.