Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Đình Tư
Giá ebook: 72,000 VNĐ
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nhà Bè
Giá ebook: 30,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải
Giá ebook: 49,000 VNĐ
Chi tiết sách
ĐÀO TRINH NHẤT-TÁC PHẨM 2

Tác giả: Nguyễn Q.Thắng

Số lượng còn: 1


ĐÀO TRINH NHẤT-TÁC PHẨM 2

Tác giả: Nguyễn Q.Thắng

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu

Đào Trinh Nhất (1900-1951): nhà văn, kí giả, học giả,con trai hoàng giáp Đào Nguyên Phổ và bà Nguyễn Thị Châu. Đào Trinh Nhất là một nhà báo nổi tiếng thời cận đại, tự Quán chi, với rất nhiều bút hiệu: Tinh Vệ, Vô Nhị, Nam Chúc, Hồng Phong, Hậu  Đình,  Vân  Anh, Trường Thiệt,  Viên Nạp,  Anh  Đào, Trương Văn Thu, Doãn Chu, XYZ... Ông sinh ở Thuận Hóa (huế) nguyên quán xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, sống và làm việc ở Hà Nội, Sài Gòn cho đến ngày qua đời (1951).


Trong 30 năm làm báo và viết văn ông từng làm chủ bút, đã viết ở các báo: thực nghiệp dân báo, hữu thanh, trung hòa nhật báo, thần chung, Đuốc nhà nam, Phụ nữ tân văn, mai, trung Bắc chủ nhật, cải tạo… là những tờ báo nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1945 (thời Pháp thuộc). Ông cũng đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử, triết học... Thưở nhỏ ông học vỡ lòng tại nhà, bắt đầu vào chương trình tiểu học, ông là môn sinh của trường Đông Kinh nghĩa thục ở phố hàng Đào Hà Nội. Trường do các chiến sĩ phong trào Duy Tân lập ra ở hà nội do gợi ý của nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1872-1926) và các thân sĩ đất Thăng Long. Trường do chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927) làm Thục  Trưởng, Nguyễn  Quyền  (1869-1941) làm Giám học cùng các vị Dương Bá Trạc (1884-1944) Hoàng Tăng Bí (1883-1939) Võ Hoành (1873-1946), Lê Đại (1875-1951)… là các sáng lập viên và cũng là ban giảng huấn. Năm  1908 Trường  bị  đóng  cửa,  Đào  Trinh Nhất  về  học  tại trường tiểu học của Quan đốc học Nguyễn Đình Tuân ở Phúc Yên trong năm 1909, Trường Bảo Hộ (Bưởi) Hà Nội.


Sau đó vào huế học trường Quốc Tử Giám (vì là con quan triều Nguyễn). Từ năm 1921-1925 ông viết báo hữu thanh, thực nghiệp dân báo, France-indochine,ở hà nội. ngày 14-11-1925 tới Sài Gòn làm thư ký tại chez Phan Châu Trinh, số 5 catinat.năm 1926, ở Sài Gòn ông tìm cách sang Pháp bằng cách xin làm bồi tàu chạy đường Sài Gòn - Marseille đến Paris tìm trường học về nghề báo. năm 1926 ông theo học với tính cách “bàng thính viên” tại một trường về báo chí ở đường Sorbonne , Paris (chứ không phải trường Đại học Sorbonne). Thời gian ở Pháp ông cộng tác với nguyễn Thế Truyền viết báo Việt nam hồn. năm 1929-1930 ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm nghề báo. Tại đây ông cộng tác với các báo công Luận, thần chung, Đuốc Nhà Nam, Việt Nam, Phụ Nữ Tân Văn, chủ nhiệm tuần báo mai... và chính ông là người đã mở ra một kỉ nguyên làm báo Xuân với tờ Đuốc nhà nam. Thân phụ ông là hoàng giáp Đào nguyên Phổ như đã viết ở trên, đậu hoàng giáp năm 1898, lúc đã 37 tuổi, thụ chức hàn lâm viện thừa chỉ. Ông giữ chức này chỉ hơn một năm, rồi từ chức ra hà nội làm báo Đăng Cổ Tùng Báo,năm 1905 ông làm chủ bút tạp chí Đại Việt tân báo cũng ở hà nội. Từ năm 1929 Đào Trinh nhất định cư ở Sài Gòn và làm báo tại đây. Sau khi giữ chức chủ bút nhật báo Việt namcủa ông nguyễn Phan Long (1889-1960), tiếp theo ông làm chủ bút tuần báo Phụ nữ tân văn của ông bà nguyễn Đức nhuận (1900-1968) bà nhuận nhũ danh Cao Thị Khanh (1900-1962).


Tại Sài Gòn vào các năm 1930, 1932… làng báo tại đây có nhóm “tứ đại” (tức bốn nhà báo lớn xuất sắc). Đó là các ông Phan Khôi (1887-1959), Diệp Văn Kỳ(1895-1945), Bùi Thế Mỹ (1904-1943) và Đào Trinh Nhất (1900-1951) mà giới báo chí xem các ông là “bậc thầy” của làng báo nam Kì. Tại tòa soạn báo Phụ nữ tân văn ông giữ chức chủ bút trông nom bài vở, (1929) trong khi đó ông làm chủ báo điều hành tuần báo mai do ông đứng tên Quản nhiệm vào năm 1936.


Đến năm 1932, Đào Trinh nhất bị một nhóm người vô danh vu cáo về hai vụ

- Hăm dọa tên khách trú ở chợ thầy Phó (Long An)

- Gởi thơ tống tiền cho một cô thiếu nữ giàu có ở trà Ôn (cần thơ) nhưng cả hai đều do bọn xấu vu cáo ông, ra tòa ông được trắng án và được tha bổng. Sau vụ vu khống trên (năm 1933) ông Đào không còn cộng tác với tờ Phụ nữ tân văn,ông Phan văn hùm thay ông giữ chân chủ bút PnTv. Đến đầu năm 1933 ông sang tiếp sức cho ông LS Phan văn Thiết (1902-1987) báo tân Văn, sau đó ông (ĐTn) cộng tác với tờ Việt nam, Đuốc nhà nam của GS nguyễn Phan Long. Năm 1936 Đào Trinh nhất chủ trương, điều hành tuần báo mai (đã viết ở trên) thì đến cuối năm 1939, ông Đào lại bị một tai nạn nữa. Lần này ông bị thực dân Pháp [ở nam Kì] lấy lí do tình hình chiến tranh thế giới lần thứ iisắp xảy ra. với lí do ngụy tạo này, thực dân có lịnh “trục xuất khẩn cấp”vừa khủng bố các nhà yêu nước, trí thức chống Pháp – trong đó có Đào Trinh nhất – vừa đóng cửa tuần báo mai của ông. Ở đây thực dân tỏ ra rất thâm độc, xảo quyệt; vì họ muốn làm hai việc một lần, nhưng thực dân chỉ cần làm một việc là trục xuất họ Đào về Bắc, tất nhiên báo mai sẽ tự đình bản [vì không còn người điều hành báo] để khỏi mang tiếng là “khớp mỏ báo chí”.


Đúng là chính sách xảo quyệt, tráo trở của thực dân!


Trước  khi  bị  “Trục  xuất  khẩn  cấp”  về Bắc, ngay  trong  đồn công an Sài Gòn, ông đã viết thư nhờ người bạn chí thân là một nhà báo, mà cũng là một nhà luật học (Ls Phan văn Thiết) thay ông trông nom tạm thời tuần báo mai. Nhưng sau đó luật sư Phan văn Thiết cũng bị Pháp tống giam hơn 4 năm, mãi đến năm 1943 mới được trả tự do. Còn ông Đào thì  “ngày 1-8-1939 bị đưa xe hỏa tống về Hà Nội” như LS Phan văn Thiết đã viết trên báo Dân chúng số xuân năm canh tí (1960).


Trong một lá thư ngắn ông Đào viết tại đồn công an như sau:


“Tôi (ĐTn) bị chánh phủ trục xuất về hà nội, phải đi ngay bây giờ, xin anh (PvT) trông nom dùm báo mai trong lúc tôi vắng mặt, tiền bạc về phần Thắng (quản lý báo mai) đảm đương, anh chỉ phải lo việc biên tập mà thôi. Số tuần này tôi đã viết xong, bài, film tại tòa soạn thì chưa có chi hết. Xin anh viết giùm bài xã thuyết và xem trong hồ sơ bài mà soạn đưa thêm cho nhà in thì đủ”. (Bđd) “những bài về mục “tin tức” Thắng sẽ đưa anh xem. Xin anh ráng giúp tôi trong độ một tháng, tôi chắc rằng khi về đến hà nội tôi vận động sẽ được trở vô ngay…” ông Đào viết tôi vận động sẽ được trở vô ngay!” nhưng có lẽ “vận động” mà chẳng được chi. và sau năm 1945 do tình hình chiến tranh việt Pháp bùng nổ, dây dưa mãi đến năm 1949 ông Đào mới đặt chân lên lại đất Sài Gòn. Tính ra từ ngày1-8-1939 đến tháng 7 năm 1949 còn thiếu 5 ngày nữa là  đúng… mười năm ông xa đất Sài Thành.