Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại

Tác giả: Tiến sĩ Đỗ Minh Hợp - Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu

Chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới cùng với những Cơ hội và những thách thức mới. Loài người đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người có được những tiền đề cần thiết cho sựphát triển toàn diện. Nhiều mơ ước ngàn năm của con người đã được thực hiện. Chúng ta cần phải cảm ơn khoa học, tư duy duy lý vềtất cản hững điều tuyệt vời ấy. Nhưng, thực tiễn lịch sử cũng cho chúng ta thấy cuộc sống của con người còn đầy rẫy những vấn đề. Có cảm tưởng là con người ngày càng trở nên khó sống hơn, càng mất tự tin hơn, thậm chí còn phải đối mặt với một sự không tự do lớn hơn nữa, đối mặt với chính vấn đề về sự tồn vong của bản thân và của giống nòi. Hóa ra khoa học, tư duy duy lý là cần thiết nhưng chưa đủ để đảm bảo cho con người một cuộc sống hạnh phúc, toàn vẹn. Đứng trước bối cảnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày một tăng nhanh, triết học phương Tây hiện đại đã đặt ra và giải quyết nhữngvấn đề hoàn toàn mới mẻ so với triết học duy lý truyền thống. Lần đầu tiên triết học phương Tây khám phá ra được trong con người có những lực lượng bản chất” khác, ngoài lý tính, mà cũng chi phối con người không kém gì “lý tính” của nó, nếu không nói là chúng chủ yếu quy định lối ứng xử của con người trong đa số trường hợp. Triết học phương Tây hiện đại cũng phát hiện ra rằng, sự giải phóng bên ngoài (xã hội,chính trị, kinh tế) là cần thiết nhưng chưa đủ để con người có được tự do. Hơn nữa, tự do của con người, về thực chất, chủyếu, là vấn đề có liên quan tới thế giới nội tâm con người. Vậy, con người cần phải suy nghĩ và làm gì để trở thành người tự do, tức trở thành “Người” theo đúng nghĩa của từ này? Triết học phương Tây hiện đại cố gắng đưa ra câu trả lời cho vấn đề của mọi vấn đề này.Chúng ta có thể khái quát lại tiến trình lịch sử triết học phương Tây ở cuối thế kỷ  XIX - nửa đầu thế kỷ XX như sau:Đây là tổng hợp những tư tưởng và khuynh hướng triết học xuất hiện sau khi lịch sử trực tiếp của triết học kinh điển Đức đã kết thúc cùng với sự ra đi của Hegel. Có thể nói, trường phái Hegel một thời gian đã tồn tại và có ảnh hưởng đáng kể đến diện mạo triết học phương Tây, vì nó là đỉnh cao của triết học duy lý đã từng thống trị vài thế kỷ trong nền văn hóa phương Tây nói chung và triết học phương Tây nói riêng. Nhưng, nó đã buộc phải nhanh chóng rời khỏi diễn đàn triết học. Điều đó diễn ra một phần do có những bất đồng tư tưởng gay gắt ở bên trong bản thân thuyết Hegel, do có sự xuất hiện các khuynh hướng triết học mới ở bên trong nó, lúc đầu chúng có quan hệ mật thiết với thuyết Hegel, nhưng sau đó đã trở nên độc lập.Còn trước khi diễn ra sự tan rã trường phái Hegel, chúng ta có thểnhận thấy sự tan rã ấy được quy định không những và không hẳn bởi những bất đồng ởbên trong phong trào triết học do Hegel khởi xướng. Cái đóng một vai trò quan trọng lớn hơn ở đây là việc tích cực không chấp nhận triết học Hegel và ởmột chừng mực nhất định là việc không chấp nhận triết học duy lý truyền thống (kinh điển) tự thân nó. Các nhà tưtưởng lớn, như A.Schopenhauer (Sôpenhaoơ) và S.Kierkegaard (Kiếckơga), đã chứng tỏ rất rõ sựkhông chấp nhận ấy ngay từ khi Hegel còn sống và ngay sau khi ông mất. Muộn hơn, vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, F.Nietzsche (Nitsê) đã nắm lấy ngọn cờ phê phán, cải biến căn bản tư duy triết học kinh điển, đánh giá lại giá trị của nó. Trong quá trình phân tích, có thểcoi ba nhà triết học này là những người khuấy động triết học cuối thế kỷ XIX. Họ đã mở ra con đường cho các hệ chuẩn (paradigma) triết học tương lai, do vậy chúng ta bắt buộc phải đề cập tới tư tưởng triết học của họ khi xem xét hàng loạt khuynh hướng triết học phương Tây hiện đại.Khuynh hướng thực chứng chủ nghĩa đã mở ra một mặt trận phê phán khác đối với triết học kinh điển, nó không bác bỏ toàn bộ di sản của tư tưởng triết học quá khứ, mà chỉ chống lại thiên hướng “tư biện”(tức siêu hình học) trong đó. Chủ nghĩa thực chứng thứ nhất ra đời ởthế kỷ XIX, sau đó nó trở thành người tiên phong của các phong trào thực chứng chủn ghĩa tương lai (chủ nghĩa thực chứng thứ hai và chủ nghĩa thực chứng thứ ba). Chủ nghĩa thực chứng có ảnh hưởng đáng kể đến triết học, đến văn hóa loài người. Nó chủ yếu bắt nguồn từ khoa học tự nhiên và từ triết học của khoa học tự nhiên; nơi trú ẩn của nó ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là sinh lý học và tâm - sinh lý học. Tuy nhiên, một điều thú vị là phong trào “ủng hộ” siêu hình học đã được kiện toàn trong các lĩnh vực này vào những năm 50-60 thế kỷ XX: hàng loạt nhà khoa học tự nhiên và nhà triết học đã góp phần hình thành phong trào chống thực chứng và phục hồi các truyền thống triết học cổ đại và cận đại. Việc quay lại với triết học kinh điển không có nghĩa là quay lại với những nguồn gốc ban đầu của nó, mà là một quá trình khảo cứu mang tính cách tân sâu sắc. Trước mắt chúng ta là một trong các xu hướng phát triển căn bản của triết học phương Tây hiện đại. Sau làn sóng phê phán triết học kinh điển, một làn sóng mới đã xuất hiện: nó đấu tranh nhằm bảo vệvà phục hồi các truyền thống triết học kinh điển. Nguyên nhân của thực tế đó trước hết bắt nguồn từ bản thân triết học, từ mối liên hệhữu cơcủa nó với lịch sử tư tưởng triết học. Đóng một vai trò quan trọng ở đây còn là ở chỗ, trong thời kỳ một số người bác bỏ các giá trịvà các truyền thống trước kia, còn một số khác thì bảo vệchúng, vì họ muốn tìm thấy phương thức duy trì bản thân triết học và chỗ dựa đạo đức - tưtưởng ởthời đại khủng hoảng ở các giá trịvà các truyền thống ấy.Thuyết Kant mới đã ra đời dưới khẩu hiệu “quay lại với Kant”. Xuất hiện vào những năm 60 thế kỷ XIX, thuyết Kant mới đã “đi qua” thế kỷ XX. Thuyết Kant mới được đại diện bởi hai trường phái triết học cơbản là trường phái Mácbuốc và trường phái Bađen (Phranphuốc). Sớm hơn chút ít, thuyết Hegel mới đã bắt đầu hình thành dưới khẩu hiệu “quay lại với Hegel”. Nó gắn liền với việc phục hồi một cách có phê phán thuyết Hegel.Cần nhận thấy rằng trong triết học phương Tây cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX đã diễn ra những quá trình đặc biệt tích cực, gắn liền với việc tìm kiếm các hình thức và các hệ chuẩn triết học mới. Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, các hệ chuẩn này đã ra đời trong các trào lưu triết học khác nhau. Các khuynh hướng, các trào lưu, các trường phái triết học chỉ tập hợp dần dần xung quanh các nhân vật nổi tiếng nhất, đã thành công trong việc tìm kiếm các hệ chuẩn mới ấy. Sau khi ra đời ở thế kỷ XIX, lịch sử của các khuynh hướng ấy đã chuyển sang thế kỷ XX, khi mà một số khuynh hướng ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong triết học nói riêng và văn hóa nói chung. Chúng tôi muốn đềcập tới hàng loạt khuynh hướng triết học phi duy lý, như phân tâm học, chủ nghĩa thực dụng, triết học cuộc sống, hiện tượng học, triết học hiện sinh, v.v...Như đã nói, triết học phương Tây là một hiện tượng nhiều sắc thái, nó bao gồm rất nhiều khuynh hướng, trào lưu, trường phái khác nhau. Đểcó được một quan niệm chung về triết học phương Tây, theo chúng tôi, chúng ta cần tìm hiểu cội nguồn của “bước ngoặt” diễn ra trong nó vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cũng như những sự cách tân” của nó trong vấn đề xác định (lại) đối tượng và phương pháp của triết học. Chính sự phát triển như vũ bão của các khoa học và sự phân hóa giữa chúng đã đặt ra vấn đề về địa vịcủa triết học (chính xác hơn là của siêu hình học) trong hệ thống tri thức. Có thể khẳng định, triết học lần đầu tiên đã có được một cái nhìn chính xác về đối tượng và phương pháp đặc thù của triết học và, điều quan trọng hơn là nó đã đưa ra được một sự luận chứng thỏa đáng cho cái nhìn của mình. Chúng tôi muốn đề cập tới sựra đời của bản thể luận hiện đại với tư cách hạt nhân của triết học nói chung và đặc biệt là của triết học phi duy lý nói riêng. Tìm hiểu lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng là một việc làm tối cần thiết. Điều này lại càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh tiếp biến văn hóa hiện nay. Chúng ta cần có được những hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực triết học với tưcách sự“kết tinh tinh thần văn hóa nhân văn thời đại” để có thể đối thoại với các nền văn hóa khác, để có thể tiếp thu được những thành tựu chung nhân loại và chỉra được những hạn chế mang tính nguyên tắc của chúng, qua đó ngăn chặn được ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến lối sống của chúng ta.Khi có tính đến thực trạng của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phương Tây nói chung và đặc biệt là triết học phương Tây hiện đại nói riêng, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu với độc giảcuốn sách này nhằm đáp ứng một phần nhỏnhu cầu tìm hiểu triết học phương Tây hiện đại. Như đã nói, dung lượng triết học phương Tây hiện đại là rất lớn, do chưa có đủ khả năng trình bày toàn bộ dung lượng ấy, chúng tôi dừng lại ởphần thứnhất của nó là phần có liên quan tới thời gian từ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa đầu thế kỷ XX, là phần mở đầu cho một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của triết học phương Tây hiện đại. Biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng sử dụng những tư liệu phổ biến trong lĩnh vực này. Đó là cuốn Triết học phương Tây thế kỷXX” (Nxb. Interpraks, Motscơva, 2004), Lịch sử triết học” (t.3) (Nxb. Greko-Latinski Kapinet, Motscơva, 1998, “Lịch sử triết học phương Tây từ cổ chí kim” (t.4) của J.Reale và D.Antiseri (Nxb. Petropolis, Xanh-Pêtécbua, 1997), “Bách khoa thưtriết học mới” gồm 4 tập (Nxb. Mysl’, Motscơva, 2001), “Các nhà triết học thếkỷXX” (Nxb. Nayka, Motscơva, 2004), v.v... Cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp chân thành của độc giả. Xin chân thành cám ơn.

Nhóm tác giả