Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ

Tác giả: GS. Hoàng Xuân Việt biên soạn

Số lượng còn: 6


Nội dung giới thiệu

Lịch sử chữ Quốc ngữ là một mảng quan trọng trong bộ môn Lịch sử Ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ tiếng Việt, cũng giống như ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác trên thế giới, bao gồm hai yếu tố chính là tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói của cộng đồng người Việt đã không ngừng biến đổi và phát triển qua nhiều thế hệ, nhưng tiếng nói thuần Việt về cơ bản vẫn được lưu truyền và sử dụng cho đến tận ngày nay. Còn chữ viết lại hơi khác. Trong lịch sử hình thành ngôn ngữ của nhân loại, tiếng nóiluôn có trước từ rất sớm, rồi sau mới dần dần xuất hiện chữ viết.Có hai dạng chữ viết chính là chữ viết tượng hình (hay biểu ý) và chữ viết tượng thanh (hay ký âm). Cộng đồng người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc, khi đã có tiếng nói phát triển khá phong phú thì cũng đồng thời với việc sử dụng chữ Hán, một loại chữ viết dùng đường nét để mô phỏng hình ảnh nhằm biểu đạt ý nghĩa. Các nhà Nho nước Việt vào thời này cũng là những nhà ngôn ngữ học bất đắc dĩ, đã có một sáng chế rất độc đáo: dựa vào chữ Hán (tượng hình) để tạo ra một thứ chữ có thể ghi lại tiếng nói của cộng đồng dân tộc Việt. Vì thế, chữ Nôm tuy lấy chữ Hán làm “nguyên liệu” nhưng lại hướng nhiều đến việc ghi âm hơn là biểu ý.Nhưng chữ Hán đã là chữ của “thánh hiền” theo quan niệm của các bậc trí giả thời trước, thì chữ Nôm cũng không Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ 6 thể xa rời tính chất “thánh minh hiền triết” ấy, vẫn không thể là một thứ chữ dễ học, dễ phổ biến cho tất cả mọi người. Thứ ngoại ngữ phương bắc đã không thể nào có khả năng phổ cập rộng rãi trong quần chúng nhân dân thì thứ chữ vay  mượn  theo    cũng  không  tránh  khỏi  chịu  chung  số phận. Mặc dù chữ Nôm đã nhiều lần được đề cao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhất là trong những thời kỳ độc lập tự chủ của nước nhà, nhưng tựu trung lại, quảng đại dân chúng trong cộng đồng Việt Nam qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển ngôn ngữ vẫn chưa có được một thứ vũ khí quan trọng và lợi hại vào bậc nhất đối với đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, tức là chữ viết, theo đúng ý nghĩa thực tế của nó trong sinh hoạt hằng ngày của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng.

Chính vì những lẽ trên đây nên việc cho ra đời một thứ chữ viết mới, dựa vào 24 chữ cái của mẫu tự La-tinh, có 6 nguyên âm chính và 5 dấu thanh, miêu tả âm thanh, tức là tượng thanh, để ghi lại tiếng nói của cộng đồng người Việt là điều hoàn toàn hợp lý và đúng thời cơ. Đó chính là chữ Quốc ngữ.

Ngay từ thế kỷ 16, các giáo sĩ phương Tây khi vào Việt Nam truyền giáo đã bắt đầu sử dụng các mẫu tự La-tinh để phiên âm tiếng Việt theo cách như vừa nói, và cho đến khoảng giữa thế kỷ 17 thì một công trình lớn do A-lếchxăng  Đờ  Rốt  công  bố  gần  như  đã  cho  thấy  được  sự  hoàn chỉnh của thứ chữ viết  mới  này. Ngay  từ khi ra  đời,  chữ Quốc ngữ đã được sử dụng trước hết ở Đàng Trong, tức là phía nam của nước Việt, vừa được hình thành sau thời kỳ mở cõi”, rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Do tính  chất  dễ  học,  dễ  sử  dụng  nên  quảng  đại  quần  chúng nhân dân đã dần dần từng bước chấp nhận nó như một thư chữ viết chính thức của cả cộng đồng. Đế quốc Pháp khi đặt nền đô hộ lên toàn cõi Đông Dương đã nhanh chóng nắm lấy và áp đặt việc dùng chữ Quốc ngữ trong nền hành chánh cai trị và giáo dục học đường. Từ sau Cách mạng Tháng 8 - 1945, khi nước nhà độc lập, Nhà nước VNDCCH đã áp dụng nhiều phương thức để quảng bá chữ Quốc ngữ trong toàn thể nhân dân cả nước.Công việc nghiên cứu và biên soạn một bộ Lịch sử chữ Quốc ngữ là công việc hết sức cần thiết nhưng cũng không kém phần khó khăn, phức tạp, cần đến sự đóng góp của rất nhiều nhà ngôn ngữ học và học giả. Và việc công bố những thông tin về các tư liệu lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ từ mấy trăm năm qua là một việc làm rất tốt cho ngành ngôn ngữ học nước ta, nhất là ở vào thời kỳ này, khi chúng ta

bước vào thời đại thông tin toàn cầu hóa.TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ là một cuốn sách có ích trong việc cung cấp cho chúng ta những sử liệu ngôn ngữ học về chữ Quốc ngữ, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành và phát triển ở Nam bộ và các địa phận miền Nam trước kia, có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin có giá trị.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN