Chuyên luận Nhật Bản học
là một tập hợp những bài viết mà bất cứ ai muốn nghiên cứu về Nhật Bản đều cần phải tìm đọc.
Trong phần đầu, tác giả đã mô tả tiến trình xây dựng những nội dung cụ thể của “văn học Nhật Bản” (Nihon bungaku), nội dung ý nghĩa của thuật ngữ “văn học” (bungaku) trong bối cảnh Nhật Bản có so sánh với văn học Trung Quốc và Việt Nam.
Tiếp đó, tác giả đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong lịch sử văn hóa Nhật Bản - mối quan hệ cơ bản chi phối tất cả các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản.
“Thực học” (jitsugaku) là phần tiếp theo được tác giả đề cập tới. Đây là một phong trào tiền duy tân , tiền hiện đại hóa đã có đóng góp to lớn vào công cuộc khai hóa và duy tân đất nước Nhật Bản.
Phần cuối được tác giả giới hạn trong khái niệm “liên-văn-bản” (intertextuality) phủ nhận văn bản như một vũ trụ độc lập, nhấn mạnh tính liên lập giữa các văn bản thông qua việc nghiên cứu thơ của Fujiwara no Shunzei, Bạch Cư Dị và Lưu Vũ Tích .