Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia SNA

Tác giả: GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng - Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa

Số lượng còn: 2


Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia SNA

Tác giả: GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng - Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa

Số lượng còn: 2


Nội dung giới thiệu

Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) được Nhà nước quyết định sử dụng thay cho hệ thống bảng cân đối sản phẩm vật chất (Material Product Balance System - MPS) theo quyết định 183/TTG, tháng 12/1992. MPS là hệ thống bảng đã được sử dụng trong cơ chế kế hoạch tập trung của các nước XHCN và Việt Nam. Còn SNA là hệ thống tài khoản được Liên Hợp Quốc khuyến nghị các nước thành viên sử dụng từ năm 1953. Mặc dù hai hệ thống có sự giống nhau về mục đích, đối tượng nghiên cứu và nguyên tắc xây dựng, nhưng lại khác nhau cơ bản về nội dung, phạm vi nghiên cứu và hình thức mô tả. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống MPS sang hệ thống SNA là cần thiết.

SNA là cơ sở quan trọng để: xác định các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế như tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI); xác định tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xác định những cân đối lớn của nền kinh tế. Do đó, SNA được coi là công cụ quan trọng để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch.

Với những ý nghĩa trên đây, tập thể giáo viên giảng dạy khoa Kế hoạch - Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tham gia đóng góp, xây dựng giáo trình Hệ thống tài khoản quốc gia. Trực tiếp biên soạn giáo trình này bao gồm: GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng, PGS. TS Ngô Thắng Lợi và ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa.

Do đây là vấn đề mới trong hệ thống tính toán các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam nên nội dung biên soạn lần đầu giáo trình của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này và của bạn đọc để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh.