Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp
Giá ebook: 00 VNĐ
Tác giả: GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm
Giá ebook: 113,000 VNĐ
Tác giả: Lê Minh Quốc
Giá ebook: 63,000 VNĐ
Tác giả: Yagyū Munenori
Giá ebook: 42,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Minh Hải
Giá ebook: 41,000 VNĐ
Chi tiết sách
Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế (Chương trình sau Đại học)

Tác giả: PGS. TS. Trần Thọ Đạt

Số lượng còn: 2


Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế (Chương trình sau Đại học)

Tác giả: PGS. TS. Trần Thọ Đạt

Số lượng còn: 2


Nội dung giới thiệu

Tăng trưởng kinh tế , tăng trưở ng một cách bền vững và với chất lượng cao luôn mục tiêu và khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Có lẽ một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và dai dẳng nhất trong kinh tế học là tìm hiểu các nhân tố khiến nền kinh tế tăng trưởng. Trên thế giới, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế liên tục ra đời và phát triển trong suốt thế kỷ XX, và trên thực tế các lý thuyết và mô hình này đã trở thành cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển. Trong tiến trình phát triển đó, các công cụ toán học và kinh tế học được sử dụng nhằm lượng hoá tăng trưởng kinh tế và phân tích tác động của các yếu tố đến tăng trưởng ngày càng trở nên cần thiết và đã phát triển nhanh chóng.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Ngay từ khi mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã trở thành công cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo dòng thời gian, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng được sắp xếp thành: (i) Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ XVIII), (ii) Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX), (iii) Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX), (iv) Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (giữa thế kỷ XX), và (v) Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX). Một cách tóm lược, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã từng là trung tâm chú ý của các nhà kinh tế chính trị cổ điển từ Adam Smith tới David Ricardo và Karl Marx, nhưng rồi rơi vào quên lãng trong suốt thời kỳ “cách mạng cận biên” (marginal revolution). Với nỗ lực tổng quát hoá nguyên lý của Keynes về cầu hiệu quả trong ngắn hạn, Roy Harrod và Evsey Domar đã tái tạo lại mối quan tâm về lý thuyết tăng trưởng. Sau những nghiên cứu của Robert Solow và Trevor Swan vào giữa những năm 1950, lý thuyết tăng trưởng đã thực sự trở thành một trong những chủ đề trọng tâm của giới kinh tế học cho đến đầu những năm 1970. Và vào cuối những năm 1980, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm tái sinh lĩnh vực này sau một thập kỷ ngủ quên.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng đã được thực hiện trong một số ngành cụ thể và trên bình diện toàn nền kinh tế. Mặc dù các nghiên cứu này còn gặp nhiều hạn chế về số liệu, nhưng đã có những đóng góp bước đầu vào việc giải thích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên các mô hình tăng trưởng. Việc phân tích đánh giá thực trạng về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp thực sự có cơ sở khoa học để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đặc biệt là nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà trong thời gian tới vẫn đã, đang và sẽ là đòi hỏi hết sức bức xúc đối với các nhà kinh tế, giảng viên và sinh viên ngành kinh tế các thế hệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của các mô hình tăng trưởng trong hệ thống các môn học kinh tế, giáo trình “Mô hình tăng trưởng kinh tế” ra đời với mục đích trở thành một tài liệu giảng dạy và học tập nhằm giới thiệu và trình bày cơ sở lý thuyết của các mô hình tăng trưởng nổi tiếng trên thế giới từ trước đến nay, giúp bạn đọc tìm hiểu những ý nghĩa và ứng dụng của các lý thuyết và mô hình này trong việc xây dựng chính sách đã được thực hiện ở trong và ngoài nước trong nhiều thập kỷ qua, nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với thời lượng từ 2-3 tín chỉ, giáo trình này về cơ bản được biên soạn từ các tài liệu trong và nước ngoài, [1] bao gồm tương đối đầy đủ những mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô nổi tiếng nhất, từ truyền thống đến hiện đại, là tập hợp các bài giảng cho nghiên cứu sinh chương trình liên kết đào tạo giữa Trường đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Úc, học viên cao học Chương trình cao học Kinh tế Phát triển Việt Nam - Hà Lan, học viên cao học ngành kinh tế của Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình gồm sáu chương, do PGS .TS Trần Thọ Đạt làm chủ biên với sự tham gia biên soạn của các giảng viên, bao gồm:

Chương I :    Lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống (TS. Hà Quỳnh Hoa).

Chương II :  Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes - Mô hình Harrod-Domar (PGS.TS Trần Thọ Đạt).

Chương III :Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (PGS.TS Trần Thọ Đạt).

Chương IV :Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển mở rộng (PGS.TS Trần Thọ Đạt).

Chương V :  Các mô hình tăng trưởng nội sinh (GS.TS Nguyễn Khắc Minh)

Chương VI :Nghiên cứu thực nghiệm về các nguồn tăng trưởng kinh tế (PGS.TS Trần Thọ Đạt)

Giáo trình này được sử dụng trong giảng dạy các chương trình cao học và nghiên cứu sinh ngành kinh tế, là tài liệu bổ ích trước hết cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên kinh tế, cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở cấp độ vĩ mô. Để có thể hiểu được một cách tốt nhất nội dung các chương, bạn đọc cần được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô và toán kinh tế.

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TSKH Nguyễn Quang Thái, PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã dành thời gian đọc bản thảo và đóng góp ý kiến về nội dung giáo trình, ThS Đỗ Tuyết Nhung đã hỗ trợ trong việc cung cấp một số tài liệu tham khảo nước ngoài và sự động viên, đóng góp ý kiếncủa các thầy, cô giáo khoa Kinh tế học trong quá trình biên soạn giáo trình này.

Do quá trình biên soạn còn nhiều hạn chế về khả năng và tư liệu, giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để có thể tiếp tục hoàn thiện giáo trình.


Hà Nội, ngày 9 tháng 4  năm 2010

TM tập thể tác giả

Chủ biên

 

PGS. TS. Trần Thọ Đạt



[1] Trong đó, phần lớn là từ tài liệu chuyên khảo “Các mô hình tăng trưởng kinh tế”, NXB Thống kê, 2005, Chủ biên: Trần Thọ Đạt.