Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh không
chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn là mối
quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì, chỉ có hoạt động kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, mới đứng vững và giành được
thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Từ đó, mới có điều kiện để đóng góp cho
xã hội. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả
, các nhà quản trị phải tiến hành các hoạt động
quản trị kinh doanh. Trong quá trình tiến hành hoạt động quản trị kinh doanh,
các nhà quản trị phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau, trong đó có phân
tích kinh doanh.
Phân tích kinh doanh (
business analysis
)
là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của
một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi. Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn
đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó ch
ứ
a đựng các yêu cầu cụ
thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh
doanh.Phân tích kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động của
con người. Trong quá trình tiến hành các hoạt động, con người thường xuyên điều
tra, tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn các phương án hoạt động tối ưu,
sao cho với tổng chi phí thấp nhất mà đem lại tổng kết quả cao nhất. Mặt khác,
cũng trong quá trình hoạt động, con người cũng thường xuyên đánh giá kết quả
công việc thực hiện, rút ra những thiếu sót, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng
tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra biện pháp khắc phục,
xử lý và sử dụng kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động.
M
ục đích tối cao và tột cùng của phân tích kinh doanh
cũng chính là mục đích của kinh doanh: giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dựa vào thông tin do phân tích kinh doanh
cung cấp, các nhà quản lý có căn cứ để đề ra các quyết định liên quan đến thu
mua, sản xuất, tiêu thụ, đầu tư hay huy động vốn. Mặt khác, phân tích kinh
doanh còn là một công cụ dự báo các điều kiện và kết quả, hiệu quả kinh doanh
trong tương lai và là công cụ “chẩn đoán bệnh” - xác định tình trạng hiện tại
của doanh nghiệp - khi đánh giá các hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính mà doanh nghiệp tiến hành cũng như đánh giá chính
xác các quyết định quản trị và các quyết định kinh doanh khác.
Với tầm quan trọng của
mình, phân tích kinh doanh luôn là một môn học được chú trọng trong các trường
kinh tế và cũng được vận dụng khá nhiều trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên,
trong một thời gian khá dài ở Việt Nam, trong bối cảnh chung do ảnh hưởng nặng
nề của cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp cũng như nhận thức của xã hội, nội
dung phân tích kinh doanh chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, chưa đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nên đã làm giảm phần nào
giá trị của phân tích kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, sau
nhiều lần thảo luận, sửa chữa, Bộ môn Kế toán Quản trị và Phân tích kinh doanh
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiến hành tổ chức biên soạn lại Giáo trình
"Phân tích Kinh doanh" cho phù hợp với tình hình mới. Giáo trình được
biên soạn trên cơ sở tham khảo tài liệu trong và ngoài nước cùng với ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Giáo trình được chia làm 5
chương sau:
- Chương 1:
Cơ sở lý luận của Phân tích Kinh doanh;
- Chương 2:
Phân tích hoạt động kinh doanh;
- Chương 3:
Phân tích hoạt động đầu tư;
- Chương 4:
Phân tích hoạt động tài chính;
- Chương 5:
Phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh.
Giáo trình do PGS. TS. Nguyễn Văn Công chủ biên
đồng thời trực tiếp biên soạn các chương 1, 2, 4 và 5. PGS. TS. Nguyễn Năng
Phúc trực tiếp biên soạn chương 3. Các tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Quang, PGS. TS. Nguyễn Minh Phương, PGS. TS. Phạm Thị Gái, TS. Phạm
Thị Thủy, ThS. Trương Anh Dũng, ThS. Phạm Xuân Kiên, ThS. Mai Vân Anh và tất cả
bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quí báu cho việc ra đời của Giáo
trình.
Mặc dù rất cố
gắng, song chắc chắn Giáo trình không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng
tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau
được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về: Bộ môn Kế toán Quản trị & Phân
tích Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Xin trân trọng cảm ơn!
TM. Tập thể tác giả
PGS.
TS. NGUYỄN VĂN CÔNG