Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Khảo cổ học bình dân vùng Nam Bộ - Việt Nam từ thực nghiệm đến lý thuyết

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hậu - ThS. Lê Thanh Hải

Số lượng còn: 1


Khảo cổ học bình dân vùng Nam Bộ - Việt Nam từ thực nghiệm đến lý thuyết

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hậu - ThS. Lê Thanh Hải

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu

Tập sách này là một phần những bài viết của tôi từ năm 2006 đến nay, đầu năm 2010. Xuất phát từ việc một lần tình cờ tôi đọc được bản ghi chép của một bạn sinh viên nào đó đã ghi âm bài giảng về văn hóa khảo cổ của tôi. Đọc lại tôi nhận thấy nếu trong giờ lên lớp mình cố gắng diễn đạt cho đơn giản, dễ hiểu mà vẫn bảo đảm nội dung khoa học của vấn đề thì môn khảo cổ học sẽ bớt khô khan, nhàm chán, thậm chí còn trở nên hấp dẫn vì những điều mới lạ của nó, và nhờ đó, sinh viên tiếp thu hào hứng, kết quả giờ học tốt hơn.

Vậy là tôi nghĩ, tại sao mình không viết lại một số vấn đề khảo cổ học như cách mình đã “nói” với sinh viên, để giới thiệu về những kiến thức khảo cổ học cơ bản, cũng như về nghề nghiệp của mình với mọi người, một cái nghề mà bạn bè vẫn đùa vui là “hổng giống ai!” Nơi trình diện những bài viết này trước tiên là trên blog của tác giả với nickname “Hậu khảo cổ”, sau đó là trên websitehttp://vanchuongviet.org rồi được một số website khác đăng lại. Năm 2008 Nhà sách Đất Việt (thành phố Hồ Chí Minh) và Nhà xuất bản Thanh Niên đã xuất bản tập ký và tạp bút mang tựa đề  “Đi và Tìm trong Đất”,một vài bài trong tập sách ấy được in lại trong công trình này.

Từ các website và blog cá nhân trên các mạng xã hội, từ cuốn sách nhỏ được xuất bản, tôi đã quen với nhiều người có cùng sở thích, cùng chung sự quan tâm. Có người tôi quen biết ngoài đời nhưng cũng có nhiều người chỉ là bạn bè trên thế giới ảo. Tuy nhiên chúng tôi đã thường xuyên trao đổi với nhau về khảo cổ học, từ khảo cổ học đến những vấn đề lịch sử - văn hóa - xã hội. Lê Thanh Hải là một trong số những người bạn đó. Là một nhà khoa học trẻ hiện đang sống và làm việc trong một môi trường “đầy ắp” thông tin khoa học, từ những phát hiện mới, nghiên cứu mới xuất hiện hàng ngày đến những công trình lý thuyết mỗi khi ra đời tạo nên một bước tiến dài cho khoa học, Lê Thanh Hải đã đọc tiếp cận những tạp bút, tản văn về một vùng đất, về con người đến những bài bút ký hay nghiên cứu khảo cổ của tôi trong cách nhìn mới, cách nhìn của một người được trang bị lý thuyết của nhiều ngành khoa học xã hội: triết học, nhân học xã hội, sử học, xã hội học. Anh đã link những lý thuyết này với các bài viết tản mạn, đơn lẻ và có phần đơn giản của tôi, để tìm ra “sợi dây” xuyên suốt một cách vô thức trong tôi mà anh gọi đó là xu hướng “khảo cổ học bình dân”, là một phần của “khảo cổ học cộng đồng” - hiện đang trở thành một hướng phát triển mới của khảo cổ học trên thế giới: “khảo cổ học cộng đồng (community archeology) là khái niệm chỉ cách thức để cộng đồng cùng tham gia làm khảo cổ và thu lợi từ việc giữ gìn những giá trị khảo cổ. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao ý thức người dân trong bảo tồn di sản văn hóa”. Tuy nhiên, trước khi tham gia, hay là cùng với việc tham gia làm khảo cổ (nói rộng hơn là tham gia vào việc bảo tồn di sản văn hóa), cộng đồng cần được biết những kiến thức khoa học cơ bản về nơi mình sống. Những trang viết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ hay chia sẻ những thông tin khoa học từ hệ thống các bài nghiên cứu của tôi, theo lý thuyết mới (trình bày trong phần 1 của tập sách) được coi là có tính chất cung cấp sự hiểu biết như thế. Qua nhiều lần trao đổi qua email, thảo luận bằng chat, Lê Thanh Hải và tôi quyết định cùng biên soạn tập sách này, với mong muốn giới thiệu cho sinh viên các ngành khảo cổ, lịch sử, nhân học, văn hoá học và những người quan tâm, một cách ứng dụng lý thuyết mới vào lĩnh vực cụ thể là  “khảo cổ học Nam Bộ”. Cách ứng dụng này như chiếc chìa khóa để mở một (trong nhiều) cánh cửa đi vào ngôi nhà  “lịch sử - văn hóa Nam Bộ Việt Nam”. Chỉ là chiếc chìa khóa của một cánh cửa nhỏ đi vào ngôi nhà lớn, vì vậy chắc chắn tập sách chưa phải là cái nhìn đầy đủ, toàn diện, sẽ còn nhiều thiếu sót cũng như có những điều chưa thật sự thỏa đáng, nhưng chúng tôi cho rằng, quan trọng là hãy cố gắng bước đi, bởi vì chỉ trên đường đi mới có thể nhận biết mình đang ở đâu trong thế giới “mạng” kiến thức khổng lồ chằng chịt và luôn luôn biến đổi từng giờ. Các tác giả chân thành cám ơn sự phản hồi, góp ý, trao đổi của bạn đọc, cũng như mong muốn có thêm nhiều công trình mới nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nam Bộ theo hướng tiếp cận này.