Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Sử Trọng Văn, Trần Kiều Sinh

Số lượng còn: 1


Văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Sử Trọng Văn, Trần Kiều Sinh

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu
N ội hàm của văn hóa có khi rất lớn lao, có khi rất nhỏ bé, lớn như sự tổng hòa của nền văn minh vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, nhỏ như một sự vật cụ thể nào đó. Bất luận là bút lông hay máy tính, chương trình truyền hình hay những hình vẽ nguệch ngoạc nơi đầu phố, đều có thể được gọi là “văn hóa”. Cho dù chỉ gói gọn trong một đề tài nhỏ thì dung lượng có hạn của một cuốn sách cũng chưa chắc đã truyền đạt được cho tới nơi tới chốn, huống hồ là một chủ đề lớn như “văn hóa Trung Quốc”.Vì thế, quyển sách này chỉ có thể được cho là sự khái quát, giới thiệu, giải thích và bình luận giản lược nhất về văn hóa Trung Quốc, hy vọng rằng có thể bao quát được các phương diện chủ yếu trong nền văn hóa Trung Quốc, bao gồm tư tưởng, quan niệm đạo đức luân lý, quan niệm tôn giáo và chính trị, quan niệm về kinh tế và tài sản, phong tục tập quán, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật, v.v…, nhưng đương nhiên không thể đầy đủ tất cả mọi phương diện.Trung Quốc có mấy ngàn năm lịch sử văn minh huy hoàng sáng chói. Văn hóa Trung Quốc có nội dung phong phú, bề dày sâu xa. Nếu nói thư pháp, Tống từ và Côn khúc, kinh kịch tượng trưng cho cái đẹp của văn hóa Trung Quốc, thì nền văn hóa vừa rộng lớn vừa uyên thâm đã biểu trưng cho cái gốc của dân tộc Trung Hoa. Gốc khác nhau thì thân ắt khác nhau, cành lớn lá nhỏ càng chẳng giống nhau. Văn hóa Trung Quốc có vô số điểm khác biệt với các nền văn hóa khác (ví dụ như văn hóa phương Tây). Những điểm khác biệt này ta chẳng nên tùy tiện thổi phồng, càng không nên giống như thi đấu thể thao mà cứng nhắc xếp hạng ra ai hay ai dở. Mỗi nền văn hóa lớn đều không thể nào hoàn mỹ không khiếm khuyết, mà luôn có những điểm ưu việt cũng như thiếu sót của riêng mình. Trong nền văn minh nhân loại, mọi thành tựu tốt đẹp đều có sức sống và sức lan tỏa mãnh liệt. Ví dụ như bốn phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại, sức sống và tầm ảnh hưởng của chúng không chỉ giới hạn ở quê hương Trung Quốc. Từ thời cận đại đến nay, nhiều phát minh khoa học và tư tưởng triết học phương Tây không ngừng thâm nhập vào Trung Quốc cũng là vì lẽ trên. Những thành tựu văn minh tốt đẹp là những thánh vật có đôi cánh thần kỳ, không một sức mạnh nào có thể ngăn được chúng tiến về phía trước. Trong lúc đó, con người cũng phải tỉnh táo nhận biết những điểm thiếu sót trong các nền văn hóa, học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện thêm nền văn hóa của đất nước mình, dân tộc mình.Tiền đề của nền văn minh trường tồn chính là sự chọn lựa, tiền đề của chọn lựa chính là sáng tạo, tiền đề của sáng tạo chính là mở cửa. Trong bốn nền văn minh thế giới cổ đại, chỉ có văn minh Trung Quốc là phát triển chưa từng đứt đoạn, đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc. Người Trung Quốc không bao giờ quên rằng nền văn minh của họ được tiếp nối lâu dài như vậy một phần lớn là nhờ vào ba lần mở cửa và dung nạp vĩ đại trong lịch sử. Lần mở cửa dung nạp thứ nhất đã khai sinh ra văn hóa Tần Hán hưng thịnh; lần mở cửa dung nạp thứ hai đã cho ra đời văn hóa Tùy Đường phồn vinh; lần mở cửa dung nạp thứ ba đã đưa Trung Quốc tiến vào xã hội hiện đại. Tiến trình mở cửa và dung hợp này vẫn đang được tiếp diễn trong thời đại ngày nay, thành quả của nó thì ai ai cũng nhìn thấy. Muốn mở cửa thì phải tôn trọng người khác, hiểu rõ người khác, học tập người khác và theo gương người khác. Trong xã hội cởi mở cao độ như ngày nay, chúng ta không thể nào chỉ trông cậy vào văn hóa truyền thống. Trên thực tế, những thành tựu văn minh mà ba lần mở cửa dung nạp đem lại đều đã trở thành những thành tựu văn hóa chung của cả Trung Quốc và toàn thế giới. Thực tế hiện nay, những kiểu tóc, y phục, giày da, mắt kiếng mà người Trung Quốc đang mang, nhà cửa người Trung Quốc đang ở, cho đến những ghế salon, đèn điện, truyền hình, điện thoại di động, máy tính mà hầu như mọi người dùng đều đến từ Tây phương. Mặt khác, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng, nhiều từ vựng tiếng Trung Quốc như “đậu phụ” (tofu), “kungfu”, “kỳ bào” (qipao) đã được phiên âm trực tiếp mà đi vào tiếng Anh cũng như nhiều ngôn ngữ khác. Người phương Tây học Hán ngữ cũng mỗi lúc một nhiều. Hơn thế nữa, trong những vật dụng mà người phương Tây sử dụng hằng ngày, có lẽ chiếm số lượng lớn nhất là các sản phẩm “Made in China”. Người thực sự trân trọng và yêu mến nền văn hóa của dân tộc mình thì cũng sẽ trân trọng và yêu mến những tinh hoa của những nền văn hóa khác. Chỉ biết ta mà chẳng biết người thì sớm muộn gì cũng đi đến bước đường thất bại và suy vong. Trái đất là trái đất của toàn nhân loại, văn minh cũng là văn minh của toàn nhân loại. Trước mắt chúng ta, một nền văn hóa Trung Quốc mang sức hấp dẫn của thời đại đang dần bước hình thành.