Chi tiết sách
Môi trường Trung Quốc
Tác giả: Lưu Vân Hội, Vương Giai
Số lượng còn: 1
Môi trường Trung Quốc
Tác giả: Lưu Vân Hội, Vương Giai
Số lượng còn: 1
Nội dung giới thiệu
Ngày nay, "môi trường" đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách mà con người phải đối mặt. Cho dù đang ở bất cứ nơi nào trên trái đất, bạn cũng khó tránh khỏi phải đối mặt với vấn đề này. Bảo vệ trái đất, bảo vệ khoảng không gian sinh tồn chung đã trở thành vấn đề chung của xã hội nhân loại. Bắt đầu từ thế kỷ XX, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sức sản xuất của xã hội được nâng cao, nhân loại chúng ta đã tạo ra nền văn minh vật chất chưa từng có từ trước đến nay. Nhưng đồng thời, những vấn đề như ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên và mất cân bằng sinh thái cũng ngày càng trở nên gay gắt, đã trở thành một vấn nạn trực tiếp đe dọa đến sự sống còn và phát triển của con người. Con người cũng bắt đầu nhận ra rằng, đã đến lúc phải thay đổi quan niệm “khiêu khích với thiên nhiên” và phải thay đổi mô hình sản xuất truyền thống “cứ ô nhiễm trước rồi sẽ xử lý sau”, để cố gắng tìm ra một con đường có thể duy trì sự phát triển hài hòa giữa các nguồn tài nguyên với môi trường, xã hội, dân số.Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, với đất đai rộng lớn, điều kiện khí hậu, địa hình phức tạp. Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc phải đối mặt với những vấn đề quan trọng như môi trường, tài nguyên. Dân số đông cùng với điều kiện tự nhiên phức tạp đã khiến cho việc bảo vệ môi trường của Trung Quốc gặp phải những thử thách to lớn.Hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; đồng thời đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn xung đột xảy ra nhiều nhất giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước trở lại đây, do dân số tăng nhanh, tài nguyên bị khai thác quá mức nên đã dẫn đến nhiều hiện tượng xấu trong sinh thái như: đất đai bị xói mòn, hoang mạc hóa, thảo nguyên bị thoái hóa, hệ sinh vật mất đi tính đa dạng phong phú… Hiện nay, ở một số khu vực của Trung Quốc, vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái biến đổi còn tương đối nghiêm trọng, chủ yếu là những chất thải ô nhiễm đó đã vượt quá sức chịu đựng của môi trường; ô nhiễm về nước, đất đai khá nghiêm trọng; những chất thải dạng rắn, khói xe, chất hữu cơ khó phân hủy ngày càng ô nhiễm. Xu hướng ô nhiễm đó bắt đầu lan rộng từ thành thị sang nông thôn, từ phía đông sang phía tây. Đó vừa là do những hoạt động kinh tế lẫn sức ép về dân số đã ảnh hưởng và tác động đến môi trường, đồng thời vừa chịu sự tác động của khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.Từ năm 1972, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Trung Quốc đã cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị môi trường nhân loại lần thứ nhất do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Stockholm của Thụy Điển. Năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa, rất chú trọng đến công tác xây dựng và bảo vệ môi trường, hơn thế nữa, công tác bảo vệ môi trường chính thức trở thành một trong những quốc sách cơ bản của quốc gia này. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã đưa ra một loạt các cách thức để thực thi chiến lược bảo vệ môi trường, cùng chung tay với chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới, có những hành động ngăn chặn không để môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, bảo vệ trái đất của chúng ta.Trong tình hình chung của toàn cầu hiện nay, vấn đề phát triển và vấn đề môi trường của bất kỳ một quốc gia hay khu vực nào cũng đều trở thành vấn đề phát triển và vấn đề môi trường của toàn nhân loại. Giải quyết được vấn đề môi trường của Trung Quốc, vừa phù hợp với mục tiêu phát triển của riêng quốc gia này, vừa phù hợp với lợi ích chung của nhân loại.Điều đáng mừng là, trong mấy mươi năm qua, dưới sự cố gắng của chính phủ và người dân Trung Quốc, hệ sinh thái như nước ngọt, thảo nguyên, vùng trũng, ruộng vườn, biển… đều được cải thiện đáng kể, rất nhiều sinh vật đã được bảo hộ rất tốt, nhiều loại thực vật quý hiếm và động vật sắp tuyệt chủng được bảo hộ và có sự thay đổi lớn. Tình trạng ô nhiễm và tốc độ tàn phá môi trường sinh thái được kìm hãm lại, một bộ phận ô nhiễm đã được xử lý một cách hiệu quả, chất lượng môi trường sống của một số thành phố, khu vực được cải thiện đáng kể, chất thải của sản phẩm công nghiệp được giảm xuống, toàn xã hội đã có những nhận thức tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường.Trung Quốc còn duy trì việc triển khai kế hoạch trả lại đất rừng và trồng rừng, tăng cường khả năng trao đổi khí Cacbonic (tức là khả năng hấp thu và lưu trữ khí Cacbonic) của rừng. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có diện tích tài nguyên rừng tăng nhanh nhất và diện tích rừng trồng nhân tạo rộng lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích rừng trồng nhân tạo của thế giới. Chỉ trong vòng từ năm 2003 đến năm 2008, diện tích rừng của Trung Quốc đã tăng lên đến 20,54 triệu ha.Những năm gần đây, khi khai thác tài nguyên, Trung Quốc đã rất chú trọng công tác xử lý môi trường và phục hồi sinh thái nên đã đề ra một loạt các biện pháp để bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người, xem việc bảo vệ môi trường sinh sống ở thành thị và nông thôn là nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tập trung sức lực để giải quyết những vấn đề ô nhiễm đã đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải giảm thiểu nhiều nhất trên thế giới. Tính đến nửa năm đầu của năm 2009, so với năm 2005, tổng giá trị năng lượng tiêu hao của các đơn vị trong nước giảm đến 13%, tương đương với việc giảm đến 800 triệu tấn khí Cacbonic thải ra. Đó cũng là một cống hiến của Trung Quốc trong việc bảo vệ môi trường chung của thế giới.Trung Quốc cũng là quốc gia có nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất. Trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, Trung Quốc lần lượt phát triển thủy điện, tích cực phát triển điện hạt nhân, tích cực cổ vũ nông thôn và những vùng có điều kiện thích nghi phát triển những nguồn năng lượng mới và có thể tái tạo như: năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng sức nóng mặt đất, năng lượng gió. Tổng dung lượng của máy phát thủy điện, quy mô của nhà máy điện hạt nhân, diện tích hấp thu nhiệt của máy nước nóng năng lượng mặt trời và dung lượng của máy phát điện quang phục đều đứng đầu thế giới.Trung Quốc thông qua một loạt những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và có những biện pháp tích cực để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, nên đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phát triển đã sớm ban hành và thực thi “Phương án Nhà nước ứng phó với những biến đổi khí hậu”. Trung Quốc còn lần lượt sửa đổi và ban hành các quy định pháp luật như “Luật tiết kiệm nguồn năng lượng”, “Luật tái tạo nguồn năng lượng”, “Luật xúc tiến tuần hoàn kinh tế”, “Luật xúc tiến vệ sinh sản xuất”, “Luật bảo vệ rừng”, “Luật bảo vệ thảo nguyên” và “Điều lệ tiết kiệm năng lượng trong kiến trúc dân dụng”. Trung Quốc xem những điều luật trên là những biện pháp quan trọng để ứng phó với khí hậu thay đổi và bảo vệ môi trường.Từ năm 2005, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ rõ phải dựa vào phát triển khoa học làm chủ đạo để phát triển toàn diện kinh tế xã hội, thực thi chính sách tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển tuần hoàn kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm tài nguyên, môi trường thân thiện, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Tinh thần chỉ đạo trên đã được ghi rõ trong văn bản “Cương lĩnh kế hoạch 5 năm lần thứ 11 về phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Năm 2007, trên cơ sở mục tiêu xây dựng một xã hội phát triển toàn diện được thông qua trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đã đưa ra nhiều yêu cầu cao hơn, mới hơn để phát triển xã hội; trong đó, nội dung quan trọng bao gồm xây dựng văn minh sinh thái, cơ bản đã hình thành mô hình sản xuất, phương thức tăng trưởng, mô hình tiêu thụ và bảo vệ những sản phẩm của nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái; do đó, tỉ lệ khả năng tái tạo nguồn tài nguyên được tăng lên đáng kể. Chủ yếu là do chất thải ô nhiễm được khống chế, chất lượng môi trường sinh thái cải thiện rõ rệt. Quan niệm văn minh sinh thái đã bám sâu trong toàn xã hội, từng bước tăng cường quan niệm chính sách “lấy dân làm gốc”, “con người chung sống hòa bình với thiên nhiên”.Trung Quốc đang tích cực thực hiện “3 chuyển biến”: một là, trước đây xem trọng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường, giờ chuyển đổi thành bảo vệ môi trường song song với tăng trưởng kinh tế; hai là, trước đây việc bảo vệ môi trường tụt hậu so với kinh tế phát triển, giờ đã chuyển đổi thành bảo vệ môi trường phát triển đồng bộ với kinh tế; ba là, trước đây chủ yếu dựa vào pháp luật hành chính để bảo vệ môi trường, giờ chuyển đổi thành tổng hợp vận dụng các chính sách hành chính về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật trong việc bảo vệ môi trường. Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển tiết kiệm, phát triển an toàn, phát triển sạch sẽ và phát triển liên tục. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc đang xây dựng một quan niệm phát triển xã hội mới, phương thức sản xuất mới và lối sống mới. Chuyển biến đó dựa trên cơ sở và tiền đề là mở rộng và đi sâu vào để toàn xã hội cùng làm. Hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội cũng như mức độ phổ biến và chiều sâu của những hoạt động bảo vệ môi trường của quần chúng cũng không ngừng được nâng cao. Tổ chức Môi trường NGO (một tổ chức phi chính phủ) đã trở thành lực lượng quan trọng trong công tác phổ cập giáo dục bảo vệ môi trường và kêu gọi quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.Bảo vệ tốt môi trường đồng nghĩa với việc có được ngày mai tươi sáng. Cuối năm 2009, Đại hội về biến đổi khí hậu ở Copenhagen kéo dài đến 12 ngày đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của toàn thế giới. Mặc dù còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng xu hướng và quyết tâm chung vai sát cánh bảo vệ môi trường, trái đất của chúng ta là không thay đổi. Trong đại hội đó, Chính phủ Trung Q