Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Đình Tư
Giá ebook: 72,000 VNĐ
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nhà Bè
Giá ebook: 30,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải
Giá ebook: 49,000 VNĐ
Chi tiết sách
Lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Tào Đại Vi, Tôn Yến Kinh

Số lượng còn: 1


Lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Tào Đại Vi, Tôn Yến Kinh

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu
Trung Quốc là một trong những quốc gia cổ đại văn minh đầu tiên trên thế giới, văn minh Trung Hoa là nền văn minh cổ xưa duy nhất không bị ngắt quãng trên thế giới.Ngày nay, diện tích lãnh thổ của Trung Quốc xếp thứ ba thế giới, trước thời cận đại là quốc gia lớn nhất thế giới, có cương vực rộng nhất. Trải qua năm tháng lịch sử tương đối dài, dân số của Trung Quốc luôn chiếm một phần ba dân số thế giới.Nơi dân cư cổ Trung Hoa phân bố - đại lục Đông Á chủ yếu nằm ở vùng ôn đới Bắc bán cầu với hình thái kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ thể. Thời thượng cổ, khi môi trường canh tác tương đối ổn định, Trung Quốc đã bước qua ngưỡng cửa văn minh, thủ lĩnh thị tộc chuyển hóa thành giai cấp thống trị mới nổi nắm trong tay mọi quyền lực. Cầu nối huyết thống và hệ thống hành chính quốc gia thống nhất làm một, kết tụ thành kết cấu tầng sâu của xã hội, hình thành xu hướng hướng nội, luân thường đạo lý, quần thể và tập quyền.Khác với phương thức canh tác quảng canh của chế độ nô lệ và chế độ nông nô ở các lãnh địa phong kiến thịnh hành ở châu Âu, tại lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang, thời cổ đại Trung Quốc đã phát triển mô hình sản xuất cày sâu cuốc bẫm, dùng đồ sắt và trâu cày. Từ đây đã hình thành nên một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất cá thể, có mối quan hệ phụ thuộc nhân thân tương đối lỏng lẻo, và chế độ tư hữu ruộng đất cùng quan hệ giao kèo thuê ruộng . Chế độ trung ương tập quyền được xây dựng trên cơ sở kinh tế tự nhiên cá thể, tập trung quyền lực cao độ mà lại phân thành tầng lớp có thứ tự, quan lại được lựa chọn qua con đường khoa cử và mạng lưới thông tin vận chuyển thông suốt, nhanh chóng đã quản lý một cách có hiệu quả một đất nước có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc.Sự hun đúc lâu ngày của việc sử dụng văn tự thống nhất và tư tưởng Nho gia chiếm địa vị chủ chốt đã phát huy những ảnh hưởng sâu rộng đối với việc tăng cường sự quy thuộc và đồng hóa của các khu vực với văn minh Trung Hoa, với việc nâng cao sức ngưng tụ xã hội và thúc đẩy thống nhất đất nước.Đại lục Trung Hoa và trung tâm văn minh phương Tây cách nhau khá xa, qua núi cao, sa mạc, đại dương, hình thành nên một đơn vị địa lý tương đối độc lập. Trong không gian rộng rãi, được các vùng miền vây quanh, lại có các môi trường như đất đai màu mỡ, rộng lớn thích hợp cho việc canh tác, có thảo nguyên, duyên hải thích hợp với chăn thả, buôn bán, đánh cá, làm muối. Những môi trường sinh tồn phong phú đa dạng này có lợi cho việc giao lưu xã hội và các yếu tố bổ sung lẫn nhau.Thời cổ Trung Quốc dựa vào sức sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến và ưu thế chỉnh thể thống nhất, đã sáng tạo nên bốn phát minh lớn đánh dấu văn minh cổ đại huy hoàng chói lọi, giữ vị trí hàng đầu trên thế giới trong một thời gian dài.Thời kỳ Minh Thanh, cục diện phát triển của lịch sử thế giới đã có rất nhiều thay đổi lớn. Các quốc gia chủ yếu của châu Âu nối tiếp nhau đi vào quỹ đạo văn minh công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản đã cuốn toàn thế giới vào dòng chảy ồ ạt của sản phẩm công nghiệp, các cường quốc phương Tây lũ lượt vượt đại dương xâm lấn, xây dựng nền thống trị thực dân. Tuy đế quốc Trung Hoa đã phát triển đến đỉnh cao của quỹ đạo văn minh nông nghiệp, bắt đầu nảy sinh một số nhân tố cận đại hóa, nhưng các vị vua đầu thời Thanh lại không hề mảy may hay biết về biến động mang tính lịch sử này, nền quân chủ chuyên chế phát triển bành trướng đến cực độ, ngu muội tự cao tự đại, bế quan tỏa cảng, ngoan cố thi hành biện pháp “lấy nông làm trọng”, dẫn đến những nhân tố văn minh công nghiệp đã phát triển đến một trình độ nhất định bị co hẹp lại và đứt mạch, sự chênh lệch lực lượng giữa Trung Quốc và các cường quốc phương Tây đã phát sinh sự chuyển nghịch dữ dội, trước trào lưu văn minh công nghiệp thế giới, nền kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã mau chóng bị suy thoái.Năm 1840, Chiến tranh Nha phiến nổ ra đã cắt đứt tiến trình phát triển độc lập của xã hội Trung Quốc, sáu mươi năm sau đó, Trung Quốc không ngừng bị các cường quốc phương Tây xâm lược và khinh rẻ, bị ép phải ký vào một loạt những khoản cắt đất bồi thường, những điều ước bất bình đẳng nhục nhã, từng bước từng bước rơi vào hố sâu thuộc địa hoặc nửa thực dân nửa phong kiến.Sự xâm lược của các cường quốc theo chủ nghĩa đế quốc đã đem lại biết bao khổ đau cho nhân dân Trung Quốc, đồng thời đẩy nhanh quá trình giải thể của nền kinh tế tự nhiên, truyền thống, phát triển một cách hạn chế chủ nghĩa tư bản, hình thành giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản, và khiến cho nông dân phá sản trở thành giai cấp bán vô sản.Trong tiến trình cận đại hóa khoảng hơn một thế kỷ sau Chiến tranh Nha phiến, thông qua việc phản đối chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và đấu tranh với chủ nghĩa tư bản quan liêu, nhân dân Trung Quốc đã không ngừng phát triển nền công nghiệp dân tộc. Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của vương triều nhà Thanh, quan niệm dân chủ cộng hòa dần dần đã khắc sâu trong lòng dân chúng. Tiếp đó, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ mới do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã mở ra tiền đồ cuộc cách mạng mang tính chất tư sản và chủ nghĩa xã hội, giành được thắng lợi to lớn là độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân.Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, mở ra một kỷ nguyên lịch sử mới hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội; trải qua quá trình suy ngẫm, tìm tòi, cuối cùng đã xác định con đường cải cách đổi mới chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc. Về chính trị, tăng cường xây dựng pháp chế dân chủ; về kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tích cực cạnh tranh lành mạnh và hợp tác quốc tế, cố gắng phấn đấu tiếp tục phát triển và kiến thiết xã hội giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.Thời cổ đại Trung Quốc đã mở ra Con đường tơ lụa, nó đã phát huy vai trò quan trọng trong việc giao lưu trong và ngoài nước. Ba phát minh lớn được du nhập vào phương Tây, trở thành đòn bẩy lớn dự báo sự xuất hiện của giai cấp tư sản. Sự du nhập của khoa học phương Tây vào Trung Quốc và sự truyền bá của chủ nghĩa Marx thời cận đại cũng có những ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc. Ngày nay, với tinh thần mới mẻ “hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế giới, hướng tới tương lai, dân tộc Trung Quốc đã có những cống hiến đáng kể trong công cuộc duy trì, bảo vệ nền hòa bình, ổn định của thế giới, góp phần giúp cuộc sống nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.Cuốn sách này mô tả một cách khái quát dấu tích những đổi thay của dòng chảy văn minh Trung Hoa và con đường phát triển độc đáo của nó, tái hiện những nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa, và diễn giải đất nước cổ văn minh có lãnh thổ rộng lớn, nhân khẩu đông đúc, đã trải qua hàng ngàn năm thịnh suy liên miên không dứt, hiện nay đã bừng lên sức sống mạnh mẽ như thế nào.