Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Kinh tế Trung Quốc

Tác giả: Vũ Lực, Tùy Phúc Dân, Trịnh Lỗi

Số lượng còn: 1


Kinh tế Trung Quốc

Tác giả: Vũ Lực, Tùy Phúc Dân, Trịnh Lỗi

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu
Trải qua quá trình phát triển nhanh chóng và liên tục trong hơn 30 năm kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc đã giành được những thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đứng đầu thế giới về sản lượng công nông nghiệp chủ yếu. Vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng ngày được nâng cao. Từ những hình ảnh “người khổng lồ với đôi chân bằng đất sét” hay “con sư tử phương Đông đang ngủ say” vào thế kỷ XVIII, cho đến hình ảnh “rồng bay khổng lồ” vào thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trải qua một quá trình phát triển kinh tế rất dài. Thế nhưng, đối với đại đa số người nước ngoài, Trung Quốc vẫn là một cái gì đó rất xa lạ, thần kỳ, phức tạp và khó thể tưởng tượng.Vào thế kỷ thứ XIII, khi Marco Polo – một người phương Tây đi vòng quanh Trung Quốc, những gì ông nhìn thấy đều là sự phồn hoa và giàu có, sau đó ông đã nói cho người phương Tây biết về sự kinh ngạc này. Từ lúc ấy, người phương Tây luôn tràn trề những kỳ vọng đặc biệt đối với đất nước phương Đông thần bí, cổ xưa này. Sau khi phương Tây dùng những con tàu chiến hiện đại mở toang cánh cửa của xã hội nông nghiệp Trung Quốc vào giữa thế kỷ XIX, những gì họ thấy được lại là một đế quốc cổ xưa với những mâu thuẫn xã hội gay gắt và ở khắp nơi, một bên là sự xa xỉ tột cùng của hoàng đế và những thế lực thống trị, bên kia là tầng lớp dân đen cơ cực đói khổ, cũng chính là “châu môn tửu nhục xú, lộ hữu đông tử cốt” (Cửa son rượu thịt để ôi, có thằng đói lả thây phơi ngoài đường). Đế quốc xiêu xiêu vẹo vẹo này có một nền văn hóa Nho giáo khác biệt hoàn toàn với văn hóa phương Tây. Thế nhưng, văn hóa Nho giáo cổ xưa ấy có vẻ như không đủ sức để kháng cự. Ngay sau đó, nỗi đau chiến tranh cứ thế dày vò đất nước này hơn 100 năm trời.Mãi đến giữa thế kỷ XX, tức năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, sau nhiều năm chiến loạn trong ngoài, cuối cùng Trung Quốc cũng giành được độc lập tự chủ và cũng thực sự bắt đầu tiến trình chạy đuổi kinh tế từ khi đó. Hình thức kinh tế kế hoạch trở thành lựa chọn vô cùng hợp lý trong bối cảnh lịch sử vào những năm 50 của thế kỷ XX, đồng thời cũng khiến kinh tế Trung Quốc thể hiện nhiều hơn những sắc thái của chủ nghĩa xã hội truyền thống theo mô hình của Liên Xô.Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc chính thức bước vào con đường cải cách mở cửa. Đường lối này đã giúp cho kinh tế Trung Quốc có được sự phát triển như vũ bão trong hơn 30 năm (mức tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt gần 10%), xã hội ổn định hài hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, Trung Quốc cũng đồng thời dần trở thành động lực quan trọng lôi kéo kinh tế thế giới phát triển. Cùng với việc vị trí kinh tế của Trung Quốc ngày càng cao lên, những hiểu lầm và những cách hiểu lệch lạc trong xã hội quốc tế cũng cứ thế dấy lên. Đương nhiên, cũng có một số ít học giả cho rằng, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đã sáng tạo nên “mô hình Trung Quốc”, và mô hình này hẳn nhiên được nhân dân trên cả thế giới tôn trọng.Khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra vào năm 1997, Trung Quốc đã thể hiện rõ "hình tượng của một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm". Ngày nay, đối mặt với những biến động do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mang lại, Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện "hình tượng một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm và có năng lực".Cả thế giới lắng nghe âm thanh của Trung Quốc: Trước hết Trung Quốc sẽ giải quyết cho xong những việc của riêng mình, không gây phiền phức cho thế giới; các nước trên thế giới cần phải điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô; xây dựng một trật tự tài chính quốc tế mới công bằng, bình đẳng, bao dung và có trật tự; tích cực phát triển và nâng cao tính tiêu biểu và quyền phát ngôn của Trung Quốc trong cơ cấu tài chính quốc tế; đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát tài chính quốc tế; đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống tiền tệ quốc tế, kiện toàn các cơ chế điều chỉnh và kiểm soát phát hành tiền tệ; phản đối chủ nghĩa bảo vệ dưới mọi hình thức, duy trì ủng hộ môi trường đầu tư thương mại mở cửa tự do; xã hội quốc tế cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề phát triển, tích cực ủng hộ và giúp đỡ các nước đang phát triển hơn nữa.Cả thế giới cũng dõi theo những hành động thực tế của Trung Quốc: cung cấp một khoản cho vay ủng hộ 10 tỷ đô, giúp đỡ những nước thành viên trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải ứng phó với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế; thúc đẩy các bên trong ngân sách dự trữ ngoại tệ khu vực châu Á với quy mô 120 tỷ đô được thành lập vào cuối năm 2009 cùng đi đến một sự nhất trí; tích cực tham gia kế hoạch đầu tư mậu dịch của công ty tài chính quốc tế; ủng hộ tăng vốn đối với tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế; cử nhiều đoàn xúc tiến đầu tư mậu dịch đến các nước thành viên trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng như Mỹ và châu Âu …Những điều đó đã khiến cả thế giới dõi theo Trung Quốc, cả thế giới chờ đợi ở Trung Quốc. Thế nhưng, vì lẽ gì Trung Quốc lại có thể khiến cả thế giới phải chờ đợi và dõi theo như vậy? Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng hay sẽ ngưng trệ? Đâu là bí quyết thành công của kinh tế Trung Quốc? Liệu rằng Trung Quốc có thể trở thành một đất nước giàu mạnh, hòa hợp và dân chủ hay không? Trung Quốc sẽ đóng góp thêm những gì cho nền kinh tế thế giới? Đó đều là những vấn đề mà cuốn sách này sẽ trả lời một cách tổng quát nhất.