Chi tiết sách
Khoa học kỹ thuật và giáo dục Trung Quốc
Tác giả: Tịch Xảo Quyên, Trương Ái Tử
Số lượng còn: 2
Khoa học kỹ thuật và giáo dục Trung Quốc
Tác giả: Tịch Xảo Quyên, Trương Ái Tử
Số lượng còn: 2
Nội dung giới thiệu
Năm 2008, trên đất nước Trung Hoa đã diễn ra hai sự kiện lớn khiến cả thế giới dõi theo.Sự kiện thứ nhất là việc tổ chức thành công Thế vận hội lần thứ 29 tại Bắc Kinh. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế - Roger đã gọi Thế vận hội Bắc Kinh là: “Thế vận hội vô song”. Từ lễ khai mạc cho đến lễ bế mạc, từ Thế Vận hội cho đến Thế vận hội cho người tàn tật, “Thế vận hội khoa học kỹ thuật” ra sức tỏa sáng. Trong thế vận hội, rất nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật cao đều được bắt nguồn từ các trường đại học ở Trung Quốc, ví dụ như “Toàn cảnh hệ thống lập lịch trình mô phỏng thông minh” trong lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội; hệ thống châm lửa ngọn đuốc chính và hoạt động của pháo hoa, xe điện đưa rước khách trong thời gian Thế vận hội .v.v..Một sự kiện lớn nữa là ngày 27 tháng 9 năm 2008, phi thuyền Thần Châu số 7 chở phi hành gia thực hiện chuyến du hành vũ trụ và rời tàu bước ra ngoài không gian. Sự kiện này đã khiến Trung Quốc trở thành nước thứ ba sau Nga và Mỹ nắm bắt kỹ thuật để phi hành gia bước ra ngoài vũ trụ. Công trình hàng không chở người bay vào vũ trụ với quy mô lớn, hệ thống phức tạp, độ tích hợp cao là sự tập trung trí tuệ và tâm huyết của mấy ngàn đơn vị trên cả nước và mấy trăm ngàn đội quân công nghệ. Khi chúc mừng phi thuyền Thần Châu số 7 du hành vũ trụ thành công viên mãn, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh, cần phải đưa giáo dục vào vị trí chiến lược trong phát triển ưu tiên, dốc sức phát triển sự nghiệp giáo dục để đặt nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ nhân tài kiểu mới.Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, mức độ phổ cập khoa học kỹ thuật của một quốc gia quyết định mức độ phát triển lực lượng sản xuất và văn hóa của quốc gia đó, cũng như khả năng sáng tạo của dân tộc đó, bất cứ phát hiện khoa học và phát minh kỹ thuật to lớn nào trong lịch sử nhân loại cũng đều mang lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với toàn xã hội.Những cạnh tranh quốc tế hiện nay nói cho cùng chính là cạnh tranh về khoa học kỹ thuật và nhân tài. Trước năm 1949, trình độ khoa học kỹ thuật và sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc vô cùng lạc hậu, chỉ có khoảng hơn 30 cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên môn, các nhân viên làm trong ngành khoa học kỹ thuật không đến 50 ngàn người; tỷ lệ nhập học tiểu học chỉ có 20%, tỷ lệ mù chữ cao, lên đến 80%. Vào thời kỳ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa mới thành lập, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cần phải xây dựng lại trên một “mảnh đất hoang”. Chính phủ Trung Quốc đề ra chiến lược biện pháp tiến quân về hướng khoa học kỹ thuật, áp dụng hàng loạt các phương pháp nhằm thúc đẩy sự nghiệp khoa học kỹ thuật và sự nghiệp giáo dục phát triển, khoa học kỹ thuật tinh xảo đạt được những đột phá lớn, sự nghiệp giáo dục thực hiện được những bước nhảy lịch sử, từ đó đã nhanh chóng thay đổi diện mạo lạc hậu của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật và giáo dục.Ngày 24 tháng 5 năm 1977, Đặng Tiểu Bình nêu rõ: “So với các nước phát triển, khoa học kỹ thuật và giáo dục của chúng tôi lạc hậu hơn họ 20 năm” và “Thúc đẩy khoa học kỹ thuật cần phải tiến hành song song với việc thúc đẩy giáo dục. Bắt đầu từ bậc tiểu học cho đến cấp hai, đại học…, công tác giáo dục cần phải đi bằng hai chân, vừa chú trọng phổ cập, vừa chú trọng nâng cao”. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã xác định và thực hiện chiến lược lấy khoa học giáo dục để chấn hưng đất nước, sự nghiệp khoa học giáo dục phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả quan trọng, sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh chóng, hệ thống giáo dục quốc dân có quy mô lớn nhất thế giới đã được xây dựng, từ đó đã tạo nên cơ sở và động lực vững chắc cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp và sức cạnh tranh quốc tế.Sự phát triển khoa học kỹ thuật và giáo dục của Trung Quốc đương đại về cơ bản dựa trên việc thực hiện chiến lược dài hạn và toàn diện, đó là chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” (lấy khoa học giáo dục để chấn hưng đất nước). Nhìn một cách tổng thể, chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” là đặt khoa học kỹ thuật và giáo dục vào vị trí chiến lược phát triển kinh tế và xã hội, coi khoa học kỹ thuật tiên tiến và nền giáo dục phát triển, coi việc không ngừng sáng tạo tri thức và tố chất cao của người lao động là động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, từ đó, đạt đến mục tiêu thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và bước vào thời đại kinh tế tri thức. Tất cả những yếu tố trên đều đã góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho sự vươn lên của Trung Quốc trong hòa bình và là cơ sở cho sự nghiệp phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trong thế kỷ XXI.