Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Đại cương triết học Trung Quốc (Tập 2)

Tác giả: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê

Số lượng còn: 3


Đại cương triết học Trung Quốc (Tập 2)

Tác giả: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê

Số lượng còn: 3


Nội dung giới thiệu

Như chúng tôi đã nói trong phần thứ nhất, triết học Trung Hoa phát triển vào thời Chiến quốc, thời mà xã hội Trung Hoa biến chuyển lớn lao để tiến từ chế độ phong kiến (gồm một vương quốc hữu danh vô thực và nhiều nước chư hầu khuynh loát lẫn nhau để tranh quyền bá chủ) qua chế độ quân chủ thống nhất chuyên chế (gồm một chính quyền tối cao độc nhất dẹp hết các nước chư hầu, chia giang sơn thành nhiều quận, huyện rồi tuyển người để giao việc cai trị mỗi quận, huyện dưới sự điều khiển của vị thiên tử).

Vì thời đó là một thời loạn, nên các triết gia Trung Hoa mỗi nhà đưa ra một đạo lý để cứu vãn thời thế. Khổng Tử thì muốn bảo tồn chế độ phong kiến và khuyên mỗi người phải giữ địa vị, làm tròn bổn phận của mình. Lão thì muốn trở lại đời sống tự nhiên ở trước hoặc đầu thời đại phong kiến. Mặc thì chủ trương chuyên chế bằng đạo kiêm ái, và chính sách công lợi... Các nhà đó tuy không nói ra nhưng đều mong thống nhất được Trung Quốc. Nhưng phương pháp của họ đều vô hiệu, và sau cùng, Tần Thủy Hoàng dùng vũ lực và chính sách hình pháp của Hàn Phi mới “gom về được một mối”. Thì ra đạo lý không thể áp dụng được về chính trị trong thời loạn. Nhưng một khi nước đã trị rồi thì nó lại rất hữu ích. Muốn củng cố chế độ mới, nhà Hán tôn sùng học thuyết Khổng Tử và học thuyết đó hợp thời hơn học thuyết của Lão, Trang, thực tiễn hơn học thuyết của Mặc Tử. Nhờ vậy mà lần lần, Khổng giáo được nâng lên địa vị độc tôn.

Từ đời Hán, Khổng giáo đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của Lão giáo và Âm Dương giáo. Tới đời Lục Triều lại chịu thêm ảnh hưởng của Phật giáo từ Ấn Độ truyền qua, do đó sắc thái có thay đổi, tế nhị hơn, sâu sắc hơn, nhất là trong đời Tống - nhưng vẫn giữ những nét chính, vẫn lấy sự trung dung, hợp thời làm trọng, vẫn nhằm sự an bang tế thế làm mục đích: như vậy luôn hai ngàn năm, mãi đến đầu thế kỷ XX mới bắt đầu bị lay chuyển tận gốc.

Vậy thì trong lịch sử triết học Trung Hoa, đạo Khổng chiếm địa vị quan trọng nhất mà phương tiện của đạo đó là CHÍNH và GIÁO. Nghĩa là dùng chính trị và giáo dục để cải hóa con người, mưu cầu một cuộc sống yên ổn trong xã hội có tổ chức. Cho nên ta có thể nói rằng đa số các triết gia Trung Hoa không tìm hiểu để hiểu biết mà tìm hiểu để giúp đời; họ nghiên cứu vũ trụ, tri thức và nhân sinh đều là vì nhân sinh; họ giống các triết gia thời cổ của Hi Lạp (như Platon, Aristote) hơn là giống các triết gia cận đại của Âu châu. Họ là những chính trị gia, luận lý gia.

--- Trích Lời mở đầu ---