Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về kỳ họp thứ nhất (Tập 2)

Tác giả: Hà Minh Hồng - Lưu Văn Quyết (Đồng Chủ biên) - Trần Thuận - Dương Thành Thông - Hà Minh Đức

Số lượng còn: 2


Quốc hội khóa I (1946) - Chuyện về kỳ họp thứ nhất (Tập 2)

Tác giả: Hà Minh Hồng - Lưu Văn Quyết (Đồng Chủ biên) - Trần Thuận - Dương Thành Thông - Hà Minh Đức

Số lượng còn: 2


Nội dung giới thiệu
Cũng bắt đầu từ cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (ngày 3-9-1945), quá trình thực hiện cuộc phổ thông đầu phiếu được diễn ra với kết quả ngày 6-1-1946: “Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái” , hễ là công dân Việt Nam đều đã đi bầu cử Quốc hội, bầu ra 333 đại biểu nhân dân vào Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là Quốc hội đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Ngày 2-3-1946, Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I đã được khai mạc, trong đó “các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế, cho nên các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối” . Chỉ gần một ngày của tiết trời cuối xuân đầu hạ năm 1946 ấy, Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ của sự kiện khai mạc kỳ họp đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ cộng hòa Việt Nam. Chỉ một cuộc đại hội trong lúc nước sôi lửa bỏng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người công dân số 1 của quốc gia dân chủ cộng hòa đã cùng các đại biểu dân cử đầu tiên của nước Việt Nam mới đưa ra những quyết sách quan trọng hàng đầu cho cách mạng Việt Nam. Những câu chuyện về kỳ họp đầu tiên ngày 2-3-1946, đã trải qua 70 năm mà vẫn tươi mới, vẫn mồn một trong tâm trí những thế hệ qua hai mùa kháng chiến; và bây giờ vẫn lưu truyền trong các lớp hậu thế thời hòa bình xây dựng và kiến thiết đất nước.