Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Đình Tư
Giá ebook: 72,000 VNĐ
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nhà Bè
Giá ebook: 30,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải
Giá ebook: 49,000 VNĐ
Chi tiết sách
Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (Commissioned Patterned Porcelains In the Nguyễn Era)

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

Số lượng còn: 0


Nội dung giới thiệu

Sau quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy những thuật ngữ do các tác giả tiền bối đưa ra như bleus de Hué hay đồ sứ men lam Huế, lẫn các thuật ngữ mới sau này đều có những hạn chế nhất định. Vì thế, tôi mạnh dạn sử dụng thuật ngữ đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) để gọi tên nhóm đồ sứ này và tùy theo niên đại ký kiểu đồ sứ mà thuật ngữ này có thêm các định ngữ chỉ thời gian đi kèm...

Thuật ngữ đồ sứ ký kiểu được đặt ra dựa trên các tiêu chí sau:

* Đồ sứ: Vì đối tượng đang xem xét là đồ sứ chứ không phải đồ gốm, do thành phần kaolin có trong xương sứ với hàm lượng cao và sự nóng chảy của xương sứ chứng tỏ nhiệt độ nung đã vượt quá 1.300oC, là nhiệt độ để tạo ra sản phẩm đồ sứ theo đúng nghĩa của từ này.

* Ký kiểu: Nghĩa là gửi mẫu cho các lò gốm sứ Trung Hoa làm theo yêu cầu của người đặt hàng (là vua, quan và thường dân Việt Nam từ thời Lê trung hưng đến thời Nguyễn). Tôi đã căn cứ vào các đặc điểm dưới đây để khẳng định những đồ sứ này được sản xuất theo phương thức ký kiểu (gửi mẫu):

- Những đồ sứ này dù được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng mang các "tiêu chí Việt" như:

+ Hình trang trí trên đồ sứ miêu tả các địa danh Việt Nam như: núi Hải Vân, núi Tam Thai, núi Thúy Vân, chợ Thuận Hóa, chùa Thiên Mụ...;

+ Thơ văn trên đồ sứ, hoặc viết bằng chữ Nôm, thứ chữ do người Việt sáng chế ra, không được sử dụng ở Trung Hoa; hoặc là thơ văn chữ Hán nhưng tác giả là người Việt như chúa Nguyễn Phúc Chu, Đào Duy Từ, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức...;

+ Các hiệu đề đế hiệu trên đồ sứ mang niên hiệu các vua Việt Nam như: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định; hoặc các hiệu đề ghi năm trên đồ sứ trùng hợp với những năm có sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa.

+ Các đồ án trang trí trên đồ sứ không theo khuôn mẫu Trung Hoa mà mang phong cách Việt Nam, từng được thể hiện trên các chất liệu khác như đồng, vải, giấy... trong các lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc, hội họa... từ thời Lê đến thời Nguyễn.

- Những đồ sứ này chỉ dành riêng cho người Việt dùng, không lưu hành trên thị trường Trung Hoa đương thời.

Thời Nguyễn (hay thời Lê - Trịnhthời chúa Nguyễnthời Tây Sơn): Là các cụm từ chỉ giới hạn niên đại của những đồ sứ xét trong từng trường hợp cụ thể.

Theo tôi, thuật ngữ đồ sứ ký kiểu không quá rườm rà nhưng giải quyết được ba vấn đề: cấu tạo vật chất của sự vật, phương thức ra đời của sự vật vàthời gian ra đời của sự vật. Đó là lý do tại sao tôi đưa ra thuật ngữ đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) và sử dụng thuật ngữ này xuyên suốt cuốn sách.

(Trích nội dung sách)