Thầy giáo Phát trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp và được phân về dạy
lớp nhứt ở Tiểu Cần. Ở trường thầy dạy giỏi, được học trò yêu mến. Trong cuộc sống
thầy giữ gìn nhân nghĩa đạo đức ở đời. Thế nhưng trong cuộc sống mà luân thường
đạo lý bị xem nhẹ và được đặt dưới kim tiền nên thầy Phát không những không được
mọi người kính trọng, yêu mến mà còn bị xa lánh, xem thường. Sau bao nhiêu
thăng trầm của cuộc đời, được quan sát và trải nghiệm thời cuộc, thầy Phát mới
nhận ra rằng “Ăn theo thuở ở theo thời”
mới phù hợp với đời sống xã hội. “Đời này
chẳng còn luân lý nhơn nghĩa gì nữa hết. Phải gian xảo mới được người ta kính
phục. Phải có tiền mới được người ta thương yêu”, thầy Phát đã nhìn nhận về
nhân tình thế thái như vậy sau những trải nghiệm chán ngán về tình đời, tình
người. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và lối sống của thầy giáo Phát đã thể hiện
một phương châm sống “Ăn theo thuở ở theo
thời”. Thế nhưng đây không phải là sự xu thời và chuyển biến theo lối tiêu
cực. Hồ Biểu Chánh cũng đã gởi lại những nội dung giáo dục bổ ích.