Việc sưu tầm - biên soạn Tổng tập Văn học
dân gian Nam Bộ là nguyện vọng mà bất cứ người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu
văn hóa dân gian ở vùng đất này đều ấp ủ. Riêng ở vùng đất mới phương Nam trong
các thời điểm trước đây rõ ràng là chưa hội đủ những điều kiện cần thiết để có
thể thực hiện công việc có quy mô tương đối lớn lao này.
Trở ngại trước hết là cá nhân người nghiê
n cứu không đủ sức sưu tầm trên một diện rộng với nhiều thể loại văn học dân
gian khác nhau. Do vậy, đến nay, chúng ta chỉ có những công trình mang tầm vóc
địa phương hay các sưu tập từng thể loại chuyên biệt như ca dao, dân ca, vè,
truyện kể dân gian... Điều này đã chỉ ra sự cần thiết có một sưu tập hoàn bị dưới
dạng một tổng tập.
Rõ ràng việc sưu tầm - biên soạn một Tổng
tập Văn học dân gian ở một vùng đất không chỉ là việc thu gom đơn giản và tù y
tiện mà bao gồm nhiều thao tác nghiêm túc, khoa học, từ việc chọn lựa - xử lý
văn bản, đến việc khảo dị, chú giải tên người, tên đất, sự vật, sự việc, sự kiện
lịch sử, văn hóa - xã hội... trong văn bản. Mặt khác, sau khi biên soạn các tập
thành văn bản cho mỗi thể loại, cũng rất cần thiết tiến hành nghiên cứu chúng cốt
đưa ra những thông tin, những nhận định có tính tổng kết. Đó là những tiểu luận
khoa học trình bày rõ nguồn gốc, lịch sử, nội dung, đặc điểm, tính chất của các
thể loại thuộc kho tàng văn học dân gian ở vùng đất mới phương Nam này. Nói
chung, Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ là một sưu tập nhằm cung cấp tư liệu
cho việc tìm hiểu, nghiên cứu. Một mặt, bộ sách góp phần là m phong phú kho
tàng văn học dân gian của dân tộc; và mặt khác, từ đó, hiểu thêm về các khía cạnh
lịch sử văn hóa - xã hội, đất và người Nam Bộ. Trong suốt mấy mươi năm, chúng
tôi có may mắn được đi đây đó đến các thôn xã thuộc các tỉnh thành ở Nam Bộ và
đã sưu tầm một số tư liệu về văn học dâ n gian ở vùng đất này. Nay khi đã về
hưu, chúng tôi cố công tìm tòi thêm từ các nguồn ấn phẩm đã xuất bản để sắp xếp
lại cho có thứ lớp, cốt cố công làm được tới đâu, mừng tới đó! Cơ may là công
việc này được sự đồng tình ủng hộ của Quỹ Hoa Sen.
Dự án Sưu tầm - Biên soạn dự kiến gồm 7 tập,
Tập 1 - Truyện kể dân gian Nam Bộ gồm 4 quyển:
Quyển 1: Sự tích thần kỳ và hoang đường Cổ
tích.
Quyển 2: Truyền thuyết địa danh và thôn
xã; Truyền thuyết về giai thoại và thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thời chúa Nguyễn,
Tây Sơn và nhà Nguyễn; Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Phá p; Truyền
thuyết về chư tăng và các công Đạo.
Quyển 3: Giai thoại văn nghệ; Cố sự thời
thuộc địa.
Quyển
4: Truyện ngụ ngôn; Truyện cười; Truyện Trạng.