Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Số đỏ

Tác giả: Vũ Trọng Phụng

Số lượng còn: 2


Nội dung giới thiệu

Tiểu thuyết trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được đăng trên Hà Nội báo từ số 40 (07-10-1936) và xuất bản thành sách lần đầu tiên vào năm 1938. 

Xuân, biệt danh Xuân Tóc đỏ, nhân vật chính của truyện mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Sớm bị quăng vào cuộc mưu sinh, Xuân phải sống bằng đủ nghề “vỉa hè” như trèo me trèo sấu, bán phá xa (lạc rang), bán nhật trình, chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo bán thuốc lậu. 

Khi  làm nghề nhặt bóng ở sân quần vợt (tennis), Xuân bị đuổi việc và bị bắt vào  “bóp” Sở Cẩm vì hành động vô giáo dục, nhìn trộm một cô đầm đang thay váy. Hắn  được bà Phó đoan, một me Tây dâm đãng, tỏ vẻ thương yêu, đứng ra bảo lãnh và  giới thiệu Xuân đến giúp việc ở tiệm may "Âu hóa" của Văn Minh, cháu  bà, nơi chuyên may các mốt y phục cho các phụ nữ đua đòi ăn mặc theo phong trào  Âu hóa. Đồng thời, Xuân được giao việc huấn luyện quần vợt cho bà Phó đoan và  vợ của Văn Minh. 

Từ  đây, cuộc đời Xuân bắt đầu rẽ sang một bước ngoặt mới, hắn trở thành nhân vật  quan trọng "dự một phần vào việc cải cách xã hội", có trách nhiệm về  việc "xã hội văn minh hay dã man". Nhờ thuộc lòng những lời quảng cáo  thuốc lậu trước kia, Xuân được Văn Minh giới thiệu là sinh viên trường thuốc,  được kính nể gọi là Đốc tờ Xuân. Hắn nghiễm nhiên trở thành một thành phần cái  xã hội hội thượng lưu, giao thiệp với những họa sĩ nổi tiếng như Týp Phờ Nờ  (Typn: Tôi Yêu Phụ Nữ), đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị bảo hoàng Jozep Thiết,  ông Phán dây thép mọc sừng… 

Tuyết,  con gái út cụ cố Hồng, em gái Văn Minh phải lòng Xuân, rủ hắn thuê buồng trên  khách sạn Bồng Lai ở Hồ Tây. Rồi hắn được bà Phó đoan mời làm người giáo dục cho cậu Phước "con giời con Phật" của bà, được sư Tăng Phú mời làm cố vấn báo Gõ mõ cổ động cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Từ khi khoác lên mình những danh xưng giả dối ấy, Xuân được mọi người kính nể, sợ hãi. Chỉ có vợ chồng Văn Minh biết rõ sự thực về lý lịch “hạ lưu” của Xuân thì ở vào tình thế há miệng mắc quai, ngược lại còn phải tìm cách tâng bốc Xuân để gả em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn. 

Đến  khi vô tình gây ra cái chết của cụ cố Hồng, cái chết mà tất cả con cháu cụ mong  đợi để thoát gánh nặng chăm sóc và hưởng gia tài, Xuân bỗng nhiên trở thành  người có công lớn. Sau đó, Văn Minh dẫn Xuân đi đăng ký làm tài tử quần vợt,  tham dự giải vô địch trong dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ. Rồi dịp may lớn của  đời hắn đã đến. Anh chàng vị hôn phu của Tuyết bày mưu hại Xuân song tình cờ  Xuân biết được, bèn tương kế tựu kế, khiến cho hai đối thủ quần vợt lợi hại của  hắn bị bắt trước hôm thi đấu. Thế là, trước hai đức vua và hàng vạn công chúng  Hà Thành, Xuân được đặc cách ra đọ tài với quán quân quần vợt Xiêm La. 

Cuộc  đấu đang diễn ra sôi nổi và căng thẳng, bỗng Xuân nhận được “mật lệnh” phải thua, để "giữ cái mối thiện cảm của một nước lân bang", tránh khỏi thảm họa "núi xương sông máu". Sau trận đấu, Xuân đứng trên mui ô tô diễn thuyết rất hùng hồn theo lời nhắc của ông bầu Văn Minh, giải thích cho đám công chúng "ngu dại" rằng hắn đã "chối từ danh vọng riêng" để cứu vãn "trật tự và hòa bình của Tổ quốc". Mọi người vỗ tay như sấm hoan nghênh "bậc vĩ nhân", "anh hùng cứu quốc" vừa giúp họ tránh được hậu quả tàn khốc của chiến tranh. Nhờ công lao vĩ đại này, hắn được Phủ Toàn quyền quyết định ân thưởng Bắc đẩu bội tinh, được hoàng đế An Nam ân thưởng Long bội tinh, được hoàng đế Xiêm La ban thưởng bằng Tiết hạnh khả phong, được Hội Khai trí tiến đức mời vào hội, và cụ cố Hồng sung sướng tuyên bố gả Tuyết cho hắn…

Bằng  ngòi bút trào phúng độc đáo, Số  đỏ lên án gay gắt xã hội tư  sản thành thị Việt Nam chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại  đương thời, đả kích cay độc các phong trào học đòi Âu hóa mà thực chất chỉ là  ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên nền nếp đạo đức truyền  thống. Đồng thời vạch trần bộ mặt trơ trẽn, giả dối và cơ hội của bọn trưởng  giả "học làm sang".

Với bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, với tiếng cười nhiều cung bậc và đa nghĩa, xét về thể loại tiểu thuyết trào phúng,  Số đỏ được đánh giá là một trong những kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.