Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
Nửa chừng xuân (Tiểu thuyết)

Tác giả: Vũ Trọng Phụng

Số lượng còn: 3


Nội dung giới thiệu

Tiểu thuyết của nhà văn Khái Hưng. Đăng nhiều kỳ trên tuần báo Phong Hóa của Tự lực văn đoàn và xuất bản sách lần đầu tiên vào năm 1934.

Nhân vật chính của truyện là Mai, một cô gái thông minh lại vừa đẹp người đẹp nết. Mai là con cụ Tú Lãm, một nhà nho thanh bạch. Sau khi cụ Tú mất, gia cảnh khánh kiệt, nhưng theo tâm nguyện của cha, Mai quyết đứng ra chăm sóc, lo cho em trai là Huy ăn học đến nơi đến chốn. 

Trên chuyến xe lửa trở về quê để bán nhà, bán đất lấy tiền lo việc ăn học cho Huy, Mai tình cờ gặp lại Lộc, con quan Án sát, một người bạn cũ của cha nàng. Khi đó, Lộc đang làm tham tá ở Hà Nội và cha chàng đã mất. Gặp lại cô bạn nhỏ trước kia nay đã là một thiếu nữ xinh đẹp, Lộc đem lòng  yêu mến. Biết Mai đang túng bấn, Lộc tìm mọi cách buộc Mai phải nhận 20 đồng chàng giúp để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Việc bán nhà để chị em ra ở Hà Nội tiện cho Huy ăn học gặp khó khăn vì lão bá hộ Hàn Thanh giàu có lợi dụng hoàn cảnh của Mai, dùng các thủ đoạn đê tiện ép nàng làm vợ lẽ. Nhờ Lộc giúp, Mai ra được Hà Nội và thoát khỏi tay lão trọc phú hiếu sắc. Một năm sau, Lộc và Mai lấy nhau. Bà Án mẹ Lộc, phản đối quyết liệt cuộc hôn nhân vì cho rằng Mai nghèo hèn không xứng đáng môn đăng hộ đối. Lộc phải nhờ người giả đóng vai bà Án đến hỏi Mai. Tuy biết sự thật nhưng Mai vẫn nhận lời lấy Lộc để đền đáp tình yêu và lòng tốt của chàng. 

Bà Án sau khi nghe con trai kể thật sự tình đã lấy Mai, càng rắp tâm phá hủy cuộc hôn nhân. Bà bày mưu chia rẽ hai người bằng một bức thư giả mạo khiến Lộc nghi ngờ Mai ngoại tình. Rồi bà đến gặp Mai, cố ý làm nàng tưởng Lộc nhờ mẹ đến đuổi nàng đi để rảnh tay cưới con gái cụ Tuần. Mai mắc mưu bà Án, cảm thấy thất vọng, khinh thường Lộc và nàng dứt khoát bỏ đi, cắt đứt mối quan hệ vợ chồng với Lộc, khiến Lộc càng tin rằng Mai bạc tình, bỏ mình đi theo người khác. 

Sau khi cắt đứt với Lộc, hai chị em Mai đến trọ trong một xóm lao động nghèo và được bà Cán, một người đàn bà góa tốt bụng thương tình cưu mang đùm bọc, giúp Mai mở gánh hàng quà bán ở cổng trường học để sống đắp đổi qua ngày.

Vốn là một cô gái thông minh, đẹp người đẹp nết, Mai được nhiều người, từ một bác sĩ trẻ đến một chàng họa sĩ lần lượt ngỏ ý muốn lấy nàng. Song Mai đều từ chối, vì nàng vẫn chưa quên hẳn Lộc. Về sau, biết sự chung tình của Mai và sự hiểu lầm của mình qua những mưu mô của bà Án, Lộc rất ân hận. Mặc dù đã có vợ giàu sang, môn đăng hộ đối và được thăng chức Tri huyện, Lộc vẫn không tìm được hạnh phúc gia đình. Người vợ mới của Lộc lại không sinh con, khiến Lộc càng đau khổ, dằn vặt vì sự tàn nhẫn của mẹ, đã xua đuổi Mai trong lúc bụng mang dạ chửa. Còn bà Án, sau khi tìm được chỗ ở của Mai (lúc này, đang ở Phú Thọ, nơi Huy dạy học), đã tìm đến gặp nàng để bắt đứa cháu nội. Trước lời lẽ phải trái, kiên quyết của Mai, bà đành nhận Mai làm vợ lẽ để đón cháu về. 

Lộc gặp Mai xin tha thứ và mong chắp lại mối tình xưa, nhưng Mai khuyên chàng mỗi người hãy sống tiếp cuộc đời riêng của mình, tuy nàng vẫn yêu Lộc và sẵn lòng tha thứ cho chàng. Lộc trở lại gặp Mai lần nữa. Hai người ngồi suốt đêm bên nhau cạnh lò sưởi. Mai kể cho Lộc nghe hết mọi việc đã xảy ra trong suốt sáu năm trời từ khi hai người xa cách. Đêm cuối cùng bên nhau, trước tình cảm cao thượng cùng lời khuyên của Mai: "Sao anh không nghĩ tới một gia đình to tát, đông đúc hơn? Gia đình ấy là xã hội, là nhân loại… Trong khi ấy, ở một nơi xa xăm, một người anh yêu và yêu anh sẽ luôn tưởng nhớ tới anh và ngày đêm mong mỏi cho anh được sung sướng". Lộc chợt bừng tỉnh và chàng kiên quyết: "Đời anh từ nay thế nào rồi cũng đổi khác hẳn. Đời anh từ nay sẽ không riêng của anh nữa. Anh sẽ vì người khác, anh sẽ bỏ cái đời an nhàn phú quý mà dấn thân vào một cuộc đời gió bụi…".

Nửa chừng xuân  là tác phẩm tiêu biểu của phong trào Tự lực văn đoàn, nội dung  nhằm tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân. Trong thời điểm xã hội lúc bấy giờ, tác phẩm đánh dấu sự tiến bộ, đổi mới vượt bậc cả về mặt ý nghĩa nội dung lẫn nghệ thuật văn chương.