Danh mục sách điện tử
Sách mới của NXB Tổng hợp TP.HCM
Tác giả: Bùi Nguyễn Trường Kiên
Giá ebook: 47,000 VNĐ
Tác giả: Trần Hoàng Vũ - Hà Tấn Tài
Giá ebook: 92,000 VNĐ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Giá ebook: 99,000 VNĐ
Tác giả: Isabelle Müller
Giá ebook: 62,000 VNĐ
Tác giả: Trần Minh Thương
Giá ebook: 65,000 VNĐ
Chi tiết sách
NAM ĐÌNH NHÀ VĂN, NHÀ BÁO KÌ ĐẶC

Tác giả: Nguyễn Q.Thắng

Số lượng còn: 1


Nội dung giới thiệu

Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình -Nhà văn, nhà báo kì đặc[Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới(tập II, NXB Văn học, 2007).Chúng tôi gọi ông là nhà báo kì đặc (Infiniment originale) vì đời viết văn, làm báo của ông không lớn lối, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết..

Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình - Nhà văn, nhà báo kìđặc [Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập II, NXB Văn học, 2007) (1). Chúng tôi gọi ông là nhà Kì đặc (Infiniment originale) vìđời viết văn, làm báo của ông không lớn lối, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết.

Lần này biên giả sưu tầm được một phần lớn trong toàn bộ công trình não tủy của Nam Đình. Số tác phẩm đó, gồm các tiểu thuyết (khoảng 9, 10 cuốn), bộ Hồi kí 1926 – 1964 (sách này tác giả không bán chỉ tặng cho độc giả, nếu có yêu cầu), các số báo Thần Chung (1929 – 1930), Thần Chung tục bản (1948 – 1954), Giai phẩm Thần chung (1974 – 1975), tuần báo Mai (1935 – 1939) và một số nhật báo Điển tín do ông chủ trương biên tập.

Phần lớn các số báo vừa dẫn chỉ là những bản phóng ảnh chụp từ Thư viện Quốc gia Pháp tại Paris, ngoại trừ các số báo Đuốc Nhà Nam, Tiếng Dội, Dân chủ mới, Giai phẩm Thần Chung do các thân hữu - còn lưu giữ - cho chúng tôi mượn sử dụng trong đề tài này.

Với các tư liệu hiện có, biên giả nảy ra ý viết đầy đủ về cuộc đời viết văn, làm báo của Nam Đình nhằm giới thiệu đến độc giả xa gần một nhân tài văn hóa hiếm có của lịch sử văn hóa Việt Nam và báo chí nói riêng. Nam Đình gia nhập làng văn, làng báo Việt Nam khá sớm lúc tuổi đời ông còn rất trẻ (20 tuổi). Các chặng đường bút mực của ông khá suôn sẻ mà cũng lắm chông gai trên trường văn trận bút từ tuổi hoa niên cho đến ngày về thế giới bên kia. Các chặng đường, các lãnh vực… mà ông dấn thân có thể chia ra làm hai giai đoạn.

- Sáng tác văn chương : từ năm 1926 – 1936. (kiêm kí giả)

- Hành nghề báo chí : từ năm 1926 – 1976.

- Thời gian làm công chức chính quyền : từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945. Ở lãnh vực sáng tác văn chương, có thểđến các năm 1935, 1936 gần nhưông ngưng viết tiểu thuyết mà đặt trọng tâm vào lãnh vực báo chí: điều hành báo, chọn bài, cùng viết bài ... Điều đáng chú ý là khi bắt đầu hành nghề, ông đi từ tư cách phóng viên chuyên nghiệp tòa án, sáng tác văn chương, viết bình luận thời sự, chính trị… Vào tuổi “tri thiên mệnh”, ông đi sâu vào các lãnh vực thiết thực trong cuộc sống của quảng đại quần chúng. Nhất là vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX ông chuyên viết về kinh tế, tài chánh, như: tiền tệ, ngân hàng, vấn đề lạm phát, khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam trên các báo Thần Chung, Tiếng Dội, Đuốc Nhà Nam, Dân chủ mới, Đại dân tộc, Điện tín … tại Sài Gòn. Trong cuốn này, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một Nam Đình là nhà văn sáng tác văn chương với hàng chục bộ tiểu thuyết xã hội, trinh thám kì tình, cùng đời làm báo của ông. Tiểu thuyết Nam Đình ra đời có thể vào hàng sớm nhất của tiến trình tiểu thuyết trinh thám Việt Nam (1928), mà trước sau vẫn giữ gìn và bảo vệ được truyền thống đạo lí của tiền nhân từ nhiều trăm năm trước. Đó là một trong các nét độc đáo của tiểu thuyết gia Nam Đình. Thứ đến, bạn đọc sẽ cảm nhận được nét độc đáo khác của ông: Nam Đình là nhà báo kì đặc của làng báo Việt Nam khi đất nước phải hứng chịu nạn vong quốc lần thứ hai bởi thực dân Pháp mong đặt ách đô hộ lên tổ quốc ta một lần nữa.Với ngòi bút trong tay, Nam Đình đã can đảm với một thái độ kiên cường, dũng cảm trước các thế lực hắc ám suýt làm tính mạng ông và các đồng nghiệp nguy kịch!Dù cho bao nguy hiểm, hoặc những miếng mồi bơ sữa với xe hơi, nhà lầu, đất đai (ởĐà Lạt), vàng bạc(1)… mà thực dân và tay sai quẳng ra làm mồi nhử! Ông và các bạn đồng nghiệp chân chính vẫn luôn khước từ. Trước sau, ông và các chiến hữu văn hóa vẫn đường đường với cây bút trong tay lăm lăm “đâm mấy thằng gian” cho dù tính mạng mình nằm trong tay lũ quỉ. Thật đúng là người quân tử chân chính... “ bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” ... của người nho sĩ, hiện đại: Nam Đình. Cái chết bi đát mà anh dũng của các đồng nghiệp: Nguyễn Văn Sinh (1917 – 1950), Đinh Xuân Tiếu (… - 1950), Lư Khê (1916 – 1950) năm 1950; đồng thời với sự trù dập, hành hung, đốt tòa báo, phá nhà in…đối với các ông (NĐ),

Trần Tấn Quốc, Ngọa Long, Cát Hữu, Lê Văn Thử…đã không khiến Nam Đình và các đồng nghiệp cùng nhóm đầu hàng, khuất phục. Trái lại, các hành động trên càng khiến ngòi bút ông ngày càng sắc bén thêm! Đó là những bài học lớn trong nghề làm báo chân chính đối với chúng ta, cũng như các nhà báo có lương tri để chiêm nghiệm và tự xét cá nhân mình. Với đề tài này, chúng tôi tưởng sẽ viết kĩ và dài hơn, nhưng hiện nay sức khỏe [chúng tôi] đã suy nhiều, nên gom lại cho ngắn gọn hơn và giới thiệu vài tác phẩm nhỏ của ông. Về tiểu thuyết : chọn một trong nhiều cuốn.Về hồi kí : trích một phần bộ Hồi kí 1926 – 1964.

Về báo chí : chọn một số Giai phẩm Thần Chung và vàibài khác để minh họa cho đề tài. Nhân cuốn sách ra mắt độc giả, chúng tôi xin ngỏ lời cám ơn tác giả Thiên Mộc Lan đã gởi cho mượn một số tư liệu về Nam Đình. Xin các vị nhận nơi đây lòng biết ơn của chúng tôi.

Sách giờ đây sách đã có trên tay bạn đọc, các sai sót ắt hẳn còn nhiều, biên giả mong các bậc đàn anh vàđộc giả xa gần chỉ cho những khiếm khuyết, chúng tôi xin vô vàn đa tạ. Trân trọng Sài Gòn tiết lập hạ năm Tân Mão (2011)

Nguyễn Q. Thắng